• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.322
Tháng 05 : 37.380
Tháng trước : 60.869
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa Pháo binh 70 năm xây dựng và trưởng thành

Sau Hiệp định Pari năm 1954, Mỹ thay thế Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới ở Đông Nam Á. Trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự trung, cao cấp được đặt ra cấp thiết. Ngày 31/5/1955,  Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ký Quyết định số 301/BQP-TTL về việc thành lập Trường Bổ túc Quân sự trung, cao cấp, trên cơ sở Trường Bổ túc Quân chính trung cấp, Khoa Pháo   binh - Cao xạ chính thức được thành lập, do đồng chí Hồ Đệ làm Trưởng khoa. Từ đó, ngày 31/5 hằng năm là Ngày truyền thống của Khoa Pháo binh, Học viện Lục quân.

Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành; từ Kim Đái, Sơn Tây, Hà Nội đến Long Bình... và Đà Lạt, từ mái trường Học viện Lục quân, đã có gần 70 khóa học (đào tạo dài hạn, bổ túc, hoàn thiện) với hàng nghìn cán bộ pháo binh tốt nghiệp ra trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội ta cũng như Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia trong từng thời kỳ cách mạng. Đến nay, cán bộ Bộ tư lệnh, cơ quan Bộ Tư lệnh Pháo binh, cơ quan Pháo binh quân khu, quân đoàn, cán bộ chỉ huy trung, lữ đoàn Pháo binh trong toàn quân cơ bản đã được đào tạo tại Học viện Lục quân. Qua thực tế công tác, các đồng chí luôn giữ vững lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng được truyền thụ ở Học viện vào quá trình lãnh đạo, chỉ huy huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Nhiều đồng chí đã trở thành tướng lĩnh đảm nhiệm các cương vị quan trọng, chủ chốt trong binh chủng Pháo binh và trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cũng như quân đội các nước bạn.

Cán bộ, giảng viên, học viên Lớp Huấn luyện Bổ túc quân sự đầu tiên (Khóa I)

Để đáp ứng nhu cầu cán bộ pháo binh cho các chiến trường; đồng thời thực hiện phương châm “Lý luận gắn với thực tiễn”, “Nhà trường gắn với chiến trường”, Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện, khoa Pháo binh đã cử cán bộ, giảng viên tham gia trực tiếp chỉ huy chiến đấu, nhiều đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và phát triển trở thành cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của các quân khu, quân đoàn, có đồng chí đã anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Những bài học kinh nghiệm từ chiến trường ác liệt đã được đúc kết trở thành những bài giảng hay, những chiến lệ thực sự có giá trị cả lý luận và thực tiễn cho các thế hệ học viên tiếp theo. Mặt khác, những vấn đề khoa học nghiên cứu tại giảng đường Học viện đã được kiểm nghiệm, phát huy trong thực tiễn chiến đấu, đem lại hiệu quả, giảm bớt sự hy sinh xương máu cho bộ đội.

Trong đội hình các đơn vị pháo binh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh có mặt cán bộ, giảng viên Khoa Pháo binh - Học viện Quân sự

Trong thời kỳ đổi mới; cùng với sự phát triển của đất nước, Quân đội, Học viện, Khoa Pháo binh đã tham gia đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học Pháo binh (thạc sỹ, tiến sỹ) cho cơ quan Bộ tư lệnh Pháo binh, Trường sĩ quan Pháo binh, khoa binh chủng thuộc các học viện, nhà trường, đơn vị pháo binh trong toàn quân và tham gia nghiên cứu các công trình khoa học cùng Bộ Tư lệnh Pháo binh, Học viện Lục quân, Bộ Quốc phòng.

Để nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, được sự quan tâm của Ban giám đốc Học viện, Khoa Pháo binh đã cử nhiều cán bộ giảng viên đi luân chuyển thực tế tại các cơ quan, đơn vị pháo binh trong toàn quân. Các đồng chí đã tiếp thu, học hỏi nhiều kinh nghiệm huấn luyện, quản lý chỉ huy ở đơn vị, bổ sung vào nội dung, chương trình giảng dạy, thu hẹp khoảng cách giữa nhà trường và đơn vị, góp phần thực hiện tốt phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thường xuyên, lâu dài; có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, Cấp ủy, chỉ huy Khoa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mang tính đột phá. Chủ động điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; hình thức, phương pháp giảng dạy lý luận, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại; đổi mới phương pháp hướng dẫn tập bài, luyện tập, đạo diễn diễn tập, kỹ năng xử trí các tình huống trong quá trình huấn luyện; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, thi, bảo vệ luận văn, luận án. Các Bộ môn thực hiện nghiêm quy trình phân công biên soạn, thông qua bài giảng, kế hoạch giảng bài, tưởng định tập bài, luyện tập, diễn tập; thường xuyên dự giờ, bình giảng, rút kinh nghiệm qua từng bài, từng buổi huấn luyện, từng đợt luyện tập, diễn tập. Hiện nay, 100% cán bộ giảng viên trong khoa có trình độ đại học trở lên, trong đó có 50% sau đại học, 28% PGS, tiến sĩ; 100% có khả năng hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, tập bài, luyện tập, diễn tập cho các đối tượng học viên.

Đồng chí 4// TS Nguyễn Văn Hùng - Phó Chủ nhiện Khoa thực hiện bài tập mẫu

Với những đóng góp quan trọng của các thế hệ cán bộ giảng viên trong suốt 70 năm qua, Khoa Pháo binh đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Chính phủ tặng thưởng “Huân chương chiến công hạng nhất”; Bộ quốc phòng tặng “Cờ thưởng luân lưu”; Học viện tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”; cờ thưởng luân lưu “Đơn vị dẫn đầu phong trào Thi đua Quyết thắng”; nhiều bằng khen, giấy khen. Nhiều cá nhân được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, toàn quân, chiến sĩ thi đua cơ sở, bằng khen, giấy khen các loại; nhiều đồng chí đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi” cấp Bộ quốc phòng và cấp Học viện.

Khoa Pháo binh được Học viện tặng giấy khen trong đợt thi đua cao điểm chào mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)

Trong giai đoạn cách mạng mới, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật quân sự; sự thay đổi của phương thức tác chiến trong các cuộc xung đột quân sự trên thế giới. Quân đội ta hoàn thành điều chỉnh tổ chức lực lượng, tập trung nâng cao sức mạnh tổng hợp, tiến lên chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Học viện Lục quân quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 3488-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; tiếp tục đột phá nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng Học viện thông minh, hiện đại, vững mạnh toàn diện, “Mẫu mực tiêu biểu”. Trong điều kiện đó, nghệ thuật sử dụng pháo binh cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển cho phù hợp. Những nội dung về xây dựng thế trận; tổ chức, sử dụng lực lượng; tổ chức, chỉ huy hỏa lực; cơ động pháo binh đang đặt ra nhiều vấn đề mới và cấp thiết. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ giảng viên khoa Pháo binh cần phải nỗ lực cố gắng hơn nữa, mỗi cán bộ giảng viên phải có kiến thức toàn diện, nhạy bén trong tư duy chiến thuật, tiếp cận và làm chủ những trang bị, công nghệ mới, để tiếp tục đào tạo ra các thế hệ cán bộ chỉ huy - tham mưu Pháo binh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Khoa Pháo binh, cán bộ, giảng viên, học viên pháo binh đang công tác, học tập tại Học viện Lục quân luôn trân trọng, tự hào và nguyện tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Khoa Pháo binh trên chặng đường mới. Ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhân dân, Quân đội và Học viện giao cho, góp phần xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.                      


Tác giả: KPB. Nguyễn Văn Hùng
Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?