• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.171
Tháng 12 : 4.281
Tháng trước : 51.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ý nghĩa tết cổ truyền Bun Pi May của Nhân dân Lào và Chôl Chnăm Thmây của Nhân dân Campuchia

Người dân thuộc mọi quốc gia, dân tộc luôn ăn mừng năm mới, đó là truyền thống, phong tục, tùy theo tín ngưỡng, phong tục và truyền thống của quốc gia, dân tộc đó. Nhân dân Lào và Nhân dân Campuchia cũng có lịch sử đón năm mới từ xa xưa cho đến nay.

Tết Bun Pi May và Chôl Chnăm Thmây của Nhân Dân Lào và Nhân dân Campuchia năm nay, đón Tết cổ truyền vào ngày 13,14,15,16 tháng 4 dương lịch. Do ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp của đạo Bà la môn (Ấn độ giáo) ở Lào và Campuchia, người dân tiếp tục sử dụng kinh sách cổ của đạo Bà la môn trong các hoạt động tôn giáo của mình. Tết Bun Pi May và Tết Chôl Chnăm Thmây là Tết đón chào năm mới, là một ngày Lễ quốc gia mà Nhân dân Lào và Campuchia luôn ăn mừng từ lâu đời. Tết cổ truyền năm nay diễn ra trong 4 ngày, vào các ngày 13, 14, 15,16 tháng 4. Đây là mùa người dân có thời gian rảnh rỗi nhất, sau khi thu hoạch lúa và các loại cây nông nghiệp khác. Năm nay, Tết cổ truyền Bun Pi May và Chôl Chnăm Thmây ương ứng với năm con Rồng, Phật lịch 2568, trong đó biểu tượng chính của Nhân dân Lào là: thiên thần của năm mới là con gái thứ bảy của vị thần - vị bồ tát Kambil Maha Brahma, tên là Ma Hô Thon Tevi, tô điểm cho vị Thần, đeo hoa Lục bình, tay trái cầm gương, tay phải cầm vòng lửa, cưỡi con công; biểu tượng chính của Nhân dân Campuchia là Hoa Súng trắng, tay phải cầm thanh kiếm, tay trái cầm đàn hạc, ngồi trên Vua Trâu làm phương tiện. Tuy có biểu tượng khác nhau do đặc thù văn hóa dân tộc của Lào và Campuchia, song tín ngưỡng đều xuất phát chung là theo đạo Phật Bà la môn (Ấn độ giáo).

Tục té nước ngày Tết cổ truyền Bun Pi May của Lào (Ảnh Internet)

Cũng như mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, trước Tết Bun Pi May và Chôl Chnăm Thmây từ hai, ba ngày đến một tuần, mọi người thường dọn dẹp, trang trí nhà cửa và chuẩn bị nhiều vật dụng để chuẩn bị đón năm mới. Vào ngày đầu tiên của năm mới, theo truyền thống của người dân Lào và Campuchia được gọi là ngày Sankranti (ngày Chôl Chnăm Thmây) và ngày Bun Pi May. Vào thời điểm đó, những người theo đạo Phật ở Lào và Campuchia đã tổ chức đón năm mới với nhiều đồ trang trí khác nhau (năm nay giao thừa vào lúc 22.24 ngày 13 tháng 4 năm 2024) để các vị thần, các vị bồ tát năm mới chứng giám và phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình, cho quốc gia được bình an, may mắn và hòa bình trong suốt cả năm.

Lễ hội té nước ngày Tết Chôl Chnăm Thmây của Nhân dân Campuchia

Đối với Nhân dân Lào và Campuchia, tổ chức đón Tết cổ truyền hằng năm rất thiêng liêng, vì ai cũng hiểu và tin rằng: bao giờ cũng vậy, trong một năm sống, ngoài những điều đạt được như mong muốn, có thể gặp được những may mắn, hoặc có thể gặp những rủi ro, bất hạnh, có khi vì cuộc sống mưu sinh dù vô tình hay hữu ý mà làm những việc trái đạo đức, lương tâm (theo đạo Bà la môn) do vậy vào năm mới, họ mặc quần áo mới, họ đi dạo, ngày nay thì đi du lịch để giải tỏa những lo lắng, để cầu mong các vị thần, các vị bồ tát hoan hỉ ban cho cả năm luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Mặt khác, trong một năm, phần lớn lực lượng lao động chính thường phải xa gia đình, họ hàng và người thân để làm ăn, kinh doanh ở khắp nơi, thậm chí ở những vùng đất xa xôi Tết đến, họ lại về thăm nhau. Sau bốn ngày Tết họ lại tiếp tục bắt tay vào công việc và kinh doanh bình thường, mong trong kinh doanh thành công và sống trường thọ. Tết là một truyền thống, là dịp để vun đắp tinh thần yêu thương, hữu nghị giữa các làng xóm láng giềng, là nhân tố xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Chính vì thế lúc bấy giờ không những quây quần như một gia đình mà còn đi hành Lễ. Chùa là trung tâm giáo dục và tuyên truyền về Phật pháp và đoàn kết trong cộng đồng. Tết năm mới Bun Pi May và Chôl Chnăm Thmây có ý nghĩa đặc biệt với Nhân dân Lào và Campuchia, đây cũng là lễ hội truyền thống lâu đời của Nhân dân hai nước anh em.

Đón Tết năm nay đoàn cán bộ học viên Campuchia và Lào ở lại Học viện Lục quân học tập, công tác, trong không khí đoàn kết, thắm tình hữu nghị đón chào năm mới, được sự quan tâm đặc biệt của Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan, đơn vị trong toàn Học viện, và cán bộ, chiến sỹ Hệ Quốc tế cùng anh em học viên Lào và Campuchia tổ chức đón Tết chu đáo trang trọng và ý nghĩa, ấm áp thắm tình hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Đó là động lực cho đoàn cán bộ học viên hai nước bạn, luôn nỗ lực cố gắng phấn đấu quyết tâm thi đua học tập, rèn luyện đạt kết quả cao nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mang tri thức để phụng sự xây dựng quê hương đất nước Lào và Campuchia ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ. Tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng bền chặt, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững./.


Tác giả: HQT. Lê Sĩ Tiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 90 trong 90 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?