Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.956
Tháng 04 : 59.602
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư

Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Dù Người đã mãi đi xa, nhưng tình cảm của Bác vẫn còn khắc sâu trong mỗi người dân Việt Nam để lại niềm tiếc thương vô hạn cùng Hệ thống tư tưởng là di sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta.

Trong đó tư tưởng, đạo đức cách mạng Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư  là những phẩm chất cốt lõi của người chiến sĩ cách mạng, là nền tảng của đời sống mới và là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư  là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa thì không thành trời; thiếu một phương thì không thành đất; thiếu một đức thì không thành người”.

Theo Bác: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư  có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm làm chừng nào xào chừng ấy thì không được; kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Có kiệm mới có liêm được, “vì xa xỉ mà sinh ra tham lam”. “Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của Chính như một cây có gốc, rễ lại cần có cành lá, hoa, quả mới phát triển hoàn toàn. Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính là đạo đức của một xã hội hưng thịnh: Nếu không có những phẩm chất đó thì xã hội suy vong. Do đó, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, chí công vô tư, một lòng, một dạ vì Đảng vì dân thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và được nhiều đức tính tốt khác của người làm cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm, căn dặn thầy và trò Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (21/10/1964)

Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù ở cương vị nào, Người luôn nêu cao lối sống cần, kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, coi khinh sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Trước nạn đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau. Bác đã gương mẫu nhịn ăn một bữa trong tuần, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo; chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng chiến sĩ trong mùa đông giá rét. Những cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh.

Trong trang phục hằng ngày, Bác cũng thật giản dị gần gũi với đời thường, có lẽ hình ảnh quen thuộc mà đồng bào ta thường thấy là đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki cùng chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời… Về nơi ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pác Bó, Cao Bằng. Sau này, Bác ở nhà riêng nhưng rất đơn giản, chỉ là căn nhà nhỏ đơn sơ.

Những lời nói và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư  cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Người là tấm gương để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước có nhiều gương tiêu biểu về Cần, kiệm, liêm, chính, chí công cô tư. Họ là những người luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên, cũng có một số không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng lời Bác dạy. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng. Đây là một trong những nguy cơ gây mất niềm tin trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tác động tiêu cực tới sức chiến đấu và vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, mỗi người chúng ta, nhất là cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần sâu sắc hơn nữa tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ”; đẩy mạnh phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt”, thực hiện nói đi đôi với làm; kết hợp chặt chẽ giữa “xây và chống”.

Nội dung đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, nhưng không thể hiểu một cách phi lịch sử, cứng nhắc, mà cần phải bổ sung vào đó những nội dung, yêu cầu mới, gắn với thực tiễn mới của đất nước. Ngày nay, không chỉ hiểu cần cù, chịu khó, tự lực, tự cường, mà còn là trình độ tư duy, sự chủ động, nhạy bén nắm bắt thông tin, đánh giá tình hình, đề xuất phương hướng, giải pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện; sự năng động, sáng tạo trong xử lý các tình huống nảy sinh của thực tiễn, cùng sự tỉnh táo, tinh tường, chủ động nắm bắt thời cơ, vận hội, cạnh tranh có hiệu quả để làm giàu cho đất nước; đồng thời, khắc phục có hiệu quả những thách thức, rủi ro, thất thoát đối với tài sản của Nhà nước, tập thể; đặc biệt coi trọng yêu cầu đấu tranh loại bỏ tệ̣ nạn tham nhũng, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; phải có tầm nhìn chiến lược về tiền đồ, tương lai của quốc gia, dân tộc, không nhỏ nhen ở những toan tính cá nhân, những mối lợi nhất thời, bộ phận. Như vậy, sức sống của đạo đức cách mạng “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ở thực tiễn không ngừng phát triển. Do đó, cần bám sát những yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để giáo dục, tuyên truyền về đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người được sinh động và hiệu quả. Đồng thời, từng cán bộ, đảng viên phải có ý thức tự tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời, như Người đã từng dạy: Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

 Thiếu tướng, TS Đỗ Minh Xương, Giám đốc Học viện trao thưởng cho các giảng viên đạt thành tích tốt tại hội thi giảng viên giỏi cấp Học viện

Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư  của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những giá trị đạo đức cao đẹp vẫn còn nguyên giá trị mà mỗi con người cần phải tu dưỡng rèn luyện để hướng tới. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 -19/5/2023), mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sỹ Học viện Lục quân trên từng cương vị công tác cần tiếp tục quyết tâm thực hiện tốt Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; ra sức học tập, phấn đấu, rèn luyện, khắc phục mọi khó khăn, thử thách để nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội; luôn đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch vững mạnh, Học viện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, tập II, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

N.H.S


Tác giả: HSDH. Nguyễn Hồng Sinh
Tổng số điểm của bài viết là: 124 trong 25 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?