• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.156
Tháng 12 : 4.266
Tháng trước : 51.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhớ về Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Huỳnh Nghĩ, nguyên Phó Giám đốc Học viện Lục quân

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Huỳnh Nghĩ, nguyên Phó Giám đốc Học viện Lục quân. Ông sinh ngày 20 tháng 02 năm 1930 tại phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, người đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ của Học viện Lục quân.

Tuổi trẻ của ông thật đẹp, được sống, trực tiếp cầm súng chiến đấu vì lý tưởng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc như biết bao thế hệ thanh niên yêu nước cùng thời. Ông trưởng thành từ một người lính khi tham gia cách mạng, chiến đấu trên chiến trường Liên khu 5 (năm 1950) trong kháng chiến chống Pháp, tới khi trở thành Tham mưu trưởng tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 812 (năm 1964). Từ năm 1964 đến cuối năm 1974 ông gắn liền với chiến trường Tây Nguyên nóng bỏng, rồi lần lượt kinh qua các chức vụ Trưởng ban Tác chiến, Tham mưu trưởng Trung đoàn 320, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 95 và sau là Trưởng phòng Quân huấn Quân đoàn 3.

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Huỳnh Nghĩ, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Lục quân

Khi Tổ quốc sạch bóng quân thù, người lính dày dặn kinh nghiệm trên chiến trường - Huỳnh Nghĩ có một bước ngoặt lớn của cuộc đời. Gác tay súng, ông trở thành nhà giáo trong Quân đội. Năm 1979 ông đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường Quân chính Quân đoàn 3. Đến năm 1980 ông là Trưởng khoa Nghệ thuật chiến dịch - Học viện Lục quân. Năm 1990, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện Lục quân, ông giữ cương vị này tròn 1 thập kỷ, cho đến năm 2000 ông được nghỉ hưu.

Ngày 26 tháng 6 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 453/QĐ-SĐH công nhận học vị Phó tiến sĩ khoa học quân sự cho Đại tá Huỳnh Nghĩ và ông người đầu tiên trong Học viện Lục quân được nhận học vị này. Kể từ thời điểm này, công tác đào tạo sau đại học ở Học viện Lục quân bắt đầu khởi sắc, tạo đà thuận lợi cho những năm tiếp theo. Không quá khi nói ông là người đặt viên gạch đầu tiên để xây nên nền móng vững chắc cho Học viện trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học quân sự hàng đầu của Quân đội ta như ngày hôm nay.

Có rất nhiều điều để viết về ông, nhưng tôi chỉ xin kể về ông - một tấm gương học tập, nghiên cứu khoa học, về người lính, người thầy mẫu mực. Tôi có dịp được nghe các đồng chí cán bộ lão thành của Học viện nói về ông, về con đường học tập miệt mài, chăm chỉ, đầy nhiệt huyết của ông. Thời đó, tại Học viện chưa có ai nghiên cứu để trở thành phó tiến sĩ, điều đó cho thấy khởi điểm để ông làm nghiên cứu sinh không có chỗ dựa từ những công trình nghiên cứu trước đó để tham khảo; khó khăn, thiếu thốn trăm bề, khi mà thế hệ những người cán bộ như ông cũng đang phải gắng gượng cho cuộc sống mưu sinh đầy vất vả hàng ngày, khi mà “cái bụng chưa no, thì con chữ khó giữ trong đầu”. Tuy nhiên, ông có một lợi thế rất lớn, với kinh nghiệm trận mạc phong phú, đây là tư liệu sống quý giá. Với cách tiếp cận và nghiên cứu khoa học nghiêm túc, ông đã chuyển thực tiễn của cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt thành tư duy lý luận nghệ thuật quân sự; những điều này càng làm cho giá trị trong nghiên cứu khoa học của ông trở nên đáng khâm phục.

90 năm tuổi đời, 65 năm tuổi Đảng của ông đầy nhiệt huyết cách mạng, ông đã cống hiến hết hình cho Tổ quốc, cho Quân đội và cho Học viện Lục quân, ông để lại cho đời tài sản lớn nhất đó là những công trình nghiên cứu, những quốn sách vô giá. Đến khi về hưu, Thiếu tướng Huỳnh Nghĩ đã chủ biên 4 công trình cấp Bộ Quốc phòng, xuất bản 6 cuốn sách bao gồm: “Buôn Mê Thuột - trận đánh lịch sử” (đã dịch ra tiếng Anh); “Lịch sử Hoài Nhơn, Tam Quan truyền thống đấu tranh Cách mạng”; “Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975”; “Chiến dịch đường 9 - Nam Lào năm 1971”; “Chiến dịch Plei Me năm 1965”; “Chiến dịch Đắc Tô năm 1967”.

Bài học về tinh thần hiếu học ông đã để lại cho thế hệ chúng tôi và mai sau thật “sáng trong” như chính cốt cách hội tụ đầy đủ ở con người ông - một vị tướng nhân hậu, một nhà giáo, nhà khoa học uyên thâm. Mảnh đất Hoài Nhơn, Bình Định, với núi Bồng, sông Lại hữu tình; với cửa biển Tam Quan, An Dũ quanh năm sóng hát và những rừng dừa xanh ngát đi vào câu ca bất hủ: “Công đâu công uổng công thừa; công đâu xách nước tưới dừa Tam Quan” và chắc chắn mảnh đất này cũng luôn tự hào về ông - một người con cần cù, hiếu học./.

T.T.T


Tác giả: KCD. Trịnh Tiến Thành
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?