Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 972
Tháng 04 : 46.503
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

Như chúng ta đã biết, nước ta là quốc gia đa dân tộc và tôn giáo; trong suốt quá trình lịch sử hình thành, phát triển, cho dù ở các thể chế chính trị khác nhau, dưới sự quản lý của các chế độ nhà nước khác nhau, nhưng các quan điểm về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân đều được xác định rõ ràng và được hệ thống pháp luật bảo trợ, có thời kỳ tôn giáo được coi là “quốc pháp”, được quyền can dự vào tất cả mọi mặt của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội và tinh thần của quốc gia.

Ngày 02/9/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí minh, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, trong suốt hơn 70 năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc”; từ đó, kiên trì chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân và đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phát triển tích cực, ổn định; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quyền quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được thể hiện thông qua hệ thống các bản Hiến pháp, luật và pháp lệnh của Nhà nước ta. Điều 24, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Quyền tự do đó còn được cụ thể hóa thông qua Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ luật Dân sự, hoặc trong các văn bản dưới luật để hướng dẫn mọi tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa XI) thông qua ngày 18/6/2004, Ðiều I quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”.

Ðiều 8, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, khẳng định: “Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”; và trong Pháp lệnh cũng quy định phạm vi, giới hạn của quyền ấy:“Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”.

Ðiều 9 của Pháp lệnh cũng quy định: “Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người có tín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật”. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và bảo hộ.

Thực tiễn, trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thành tựu về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng; có chính thức 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 01 pháp môn tu hành đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 30 triệu tín đồ, trên 100 nghìn chức sắc, chức việc, nhà tu hành, hàng chục cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, hàng chục nghìn cơ sở thờ tự. Hằng năm, có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức và có nhiều lễ hội đã trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia; đây không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ, mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hóa của toàn dân. Nhu cầu chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện thuận lợi, làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo yên tâm, phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Ðảng và Nhà nước. Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Ðạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính Chúa yêu nước”, vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo. Những chủ trương, chính sách và thành công trong việc thực hiện chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong những năm qua là lớn lao, không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, hiện nay các thế lực thù địch ở trong và người nước đã, đang thông qua nhiều lực lượng, phương tiện và nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau để cho rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách kỳ thị tôn giáo, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thậm chí một số nước phương Tây đã thông qua nhiều cái gọi là nghị quyết, dự luật về tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền không phản ánh thực tế đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.bHọ cho rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; đòi trả tự do cho những đối tượng là chức sắc tôn giáo vi phạm pháp luật; đòi trả lại đất đai cho các tôn giáo mà chính quyền đã quốc hữu hóa, ... Họ thường cho rằng, Việt Nam kiểm soát hoạt động tôn giáo bằng luật và giám sát hành chính, hạn chế nghiêm ngặt hoạt động tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và nhóm tôn giáo. Không những thế, họ còn hỗ trợ về tài chính, phương tiện và các điều kiện khác cho các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài, như: “Việt Tân”, “Đảng Vì dân”, “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam”, các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, chống đối, linh mục cực đoan quá khích,… nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Lợi dung một số tồn tại, yếu kém của chính quyền địa phương hoặc một số bộ, ban, ngành trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đầu tư nước ngoài…Chúng ra sức kích động chức sắc, tín đồ tôn giáo trong nước chống đối, gửi “thỉnh nguyện thư” lên các tổ chức “dân chủ”, “nhân quyền” quốc tế đề nghị can thiệp, đòi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho số đối tượng vi phạm pháp luật bị chính quyền xử lý mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”. Cá biệt, một số đối tượng là chức sắc cực đoan trong các tôn giáo gắn vấn đề tôn giáo với dân chủ, nhân quyền, tăng cường câu kết với các đối tượng phản động, cơ hội chính trị,...để tuyên truyền, cổ súy tư tưởng đa nguyên, đa đảng, thực hiện cái gọi là “xã hội dân sự”, đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và đòi tư hữu hóa đất đai; kích động giáo dân tụ tập, khiếu kiện đông người, chống đối chính quyền, gây phức tạp an ninh, trật tự, an toàn xã hội,…. Như ở Nghệ An, Bình Thuận, Bình Dương…Thực chất đây là những hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn đối với một quốc gia có chủ quyền.

Đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta và thực tế các hoạt động tự do tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam trong những năm qua đã luôn khẳng định tư tưởng nhất quán của chúng ta là tôn trọng quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân; đồng thời xác định rõ phương hướng và mục đích cơ bản của hoạt động tôn giáo là nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Do đó, để bảo đảm cho quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người dân và hoạt động tôn giáo ở nước ta đúng với đường lối, quan điểm của Đảng, phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên trách, mọi tổ chức chính trị, xã hội và cá nhân cán bộ, đảng viên trong, ngoài Quân đội cần chú ý đến một số vấn đề cơ bản:

Một là, có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về đường lối, quan điểm của Đảng; đường lối, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta; xác định đúng vị trí, vai trò của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hai là, tuyên truyền, vận động nhân dân giữ vững, nâng cao mối quan hệ đại đoàn kết giữa các tôn giáo ở trong nước, giữa những người theo tôn giáo và những người không theo tôn giáo; tôn trọng hoạt động của các tôn giáo ở trong nước mà đã được Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền công nhận và cho phép hoạt động. Tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và Chủ nghĩa xã hội.

Ba là, thường xuyên nêu cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh kiên quyết với các tư tưởng, quan điểm sai trái về quyền tự do tín ngưỡng, về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, nhất là với các "giáo phái lạ", "tà đạo", góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống đối chế độ, làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân.

Bốn là, tăng cường các hoạt động giao lưu hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc có quan điểm về tự do tín ngưỡng, tư tưởng tiến bộ trong hoạt động tôn giáo nhằm tạo mối quan hệ đoàn kết tốt đẹp giữa các tổ chức tôn giáo hợp pháp mà đã được Nhà nước ta công nhận, cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt nam với các tổ chức tôn giáo khác trên thế giới và khu vực; đồng thời để các nước khác có hiểu biết đúng đắn về quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chủ trương, chính sách nhất quán của Nhà nước ta về tự do tín ngưỡng, tự do hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.

L.Đ.Đ


Tác giả: KSPQS. Lương Đức Đại
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?