• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 96
Tháng 05 : 14.445
Tháng trước : 60.869
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người Hà Nội trên đất Đà Lạt: Thượng tướng Vũ Lăng công đầu tạo nên hồ Chiến Thắng

Kể về con người, chiến công, sự nghiệp và sự cống hiến của Thượng tướng Vũ Lăng cho cách mạng, cho đất nước, cho dân tộc sẽ là không đủ, nếu chưa nhắc đến khoảng thời gian hơn 10 năm ông gắn bó với Học viện Lục quân. Ông chính là người có công đầu tạo nên hồ Chiến Thắng tươi đẹp hôm nay, một trong ba hồ lớn nhất ở thành phố Đà Lạt hiện nay. Có lẽ nhiều người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết được điều này.

Ngày 10/3/1977 theo Lệnh số 19/LCT của Chủ tịch nước, Thiếu tướng Vũ Lăng, Tư lệnh Quân đoàn 3 được cử làm Viện trưởng Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân). Trước đó, ngày 07/02/1976 theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, Học viện Lục quân di chuyển địa điểm đóng quân từ Thủ đô Hà Nội vào thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Thời điểm đó điều kiện cơ sở vật chất của Học viện mới tiếp quản hết sức khó khăn. Chỉ có một số giảng đường, phòng học do chế độ cũ để lại; các phương tiện sinh hoạt đều bị phá hủy; điều kiện an ninh chưa bảo đảm; bom mìn và các loại vật liệu nổ của địch còn rải rác khắp nơi, vẫn còn gây ra tai nạn, cháy nổ và đã có trường hợp thương vong.

Kết quả hình ảnh cho vũ lăng

Thượng tướng Vũ Lăng

Đặc biệt, nước sinh hoạt của bộ đội rất thiếu thốn. Cán bộ, giảng viên phải đứng xếp hàng, tay xách xô, chậu, thùng, can…đi lấy nước từ xe xi-téc về phục vụ sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu tối thiểu. Đây là một khó khăn không nhỏ chi phối tới cuộc sống và chất lượng hiệu quả công tác của cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sỹ Học viện.

Với cương vị là Viện trưởng, người chỉ huy cao nhất của Học viện ông đã trăn trở về vấn đề này rất nhiều. Đã nhiều lần ông cùng các cơ quan đi thị sát xung quanh khu vực đóng quân để tìm nguồn nước.

Với tình thương dành cho cán bộ, giảng viên của Học viện, cộng với tầm nhìn xa trông rộng, ông quyết tâm tìm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của Học viện. Thượng tướng Vũ Lăng đã trực tiếp họp bàn, trao đổi với một số cán bộ tỉnh Lâm Đồng và Lữ đoàn Công binh 7 của Quân đoàn 3 xúc tiến việc chặn dòng suối từ ngọn núi Láp Bê Bắc chảy về. Ngày 09/5/1977, chính thức khởi công đắp con đập ngăn dòng chảy. Ông đã huy động và động viên cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sỹ của Học viện phối hợp cùng  Lữ đoàn Công binh 7 và thanh niên xung phong thành phố Đà Lạt đóng góp hàng vạn ngày công đắp, xây lên con đập chắn dài 220 mét, đáy rộng 25 mét, mặt rộng 6 mét, cao 9 mét. Đập chắn được đắp bằng đất và lát đá hộc với tổng cộng 80.497 mét khối đất, đá. Con đập ngăn dòng suối từ núi cao chảy về tạo nên hồ Chiến Thắng. Hồ Chiến Thắng có chiều dài trên 1500 mét, chỗ rộng nhất lên đến trên 400 mét, sâu nhất trên 10 mét, có 3 nhánh nằm ở địa phận phường 8, phường 9, phường 12 của thành phố Đà Lạt. Nước hồ Chiến Thắng là nguồn cung cấp cho Nhà máy nước Đà Lạt không bị thiếu nước nữa; khắc phục được sự khan hiếm nước của Học viện và trực tiếp phục vụ cho nhân dân quang vùng. Đồng thời, tạo thêm cảnh quan cho thành phố du lịch. Kể từ đấy, không còn nữa những cảnh cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện chen nhau xếp hàng lấy nước bằng đủ các vật dụng từ xe xi-téc nữa; đường ống dẫn nước từ hồ Huyền Trân Công chúa không còn bị quá tải trong mùa khô. Phần lớn nước trong hồ Chiến Thắng được dùng được dùng để nhân dân các phường xung quanh hồ trồng rau, hoa với diện tích hàng trăm hecta. Người dân trồng rau, hoa quanh hồ Chiến Thắng cho rằng, nhờ có nước của hồ Chiến Thắng họ mới trồng hết được diện tích đất canh tác trong mùa khô. Trong khi đó, mùa khô là mùa sản xuất mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân Đà Lạt. Có thể khẳng định rằng hồ Chiến Thắng là một trong những nguồn lợi to lớn góp phần làm cho nền sản xuất rau, hoa, quả của Đà Lạt ngày càng phát triển và vươn xa. Sau năm 1977, trên bản đồ thành phố Đà Lạt, hồ Chiến Thắng được vẽ lên như một bông hoa điểm tô thêm vào cảnh quan môi sinh của thành phố sương mù.

Hồ Chiến Thắng - cái tên như đã khẳng định một cách hùng hồn về chiến thắng của trái tim, khối óc, sự lao động sáng tạo của con người trong công cuộc cải tạo thiên nhiên. Hồ Chiến Thắng là một chiến công vẻ vang trong thời bình của vị tướng quân quyết đoán, sáng suốt, mẫu mực. Khi nói về Thượng tướng Vũ Lăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định “Vũ Lăng để lại một tấm gương sáng cho cán bộ trong toàn quân và cán bộ lực lượng vũ trang”.

Viết những dòng này, trong những ngày tháng diễn ra nhiều sự kiện chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô, tôi muốn góp thêm nén tâm hương tri ân, nhân ngày mất (23/10/1988-23/10/2019) cố Thượng tướng Vũ Lăng-một người con của đất Thăng Long, giọt máu đào của Thủ đô Hà Nội, người đã sống thủy chung gắn bó và cống hiến không biết mệt mỏi góp phần làm cho mảnh đất Đà Lạt thân yêu có cuộc sống tươi đẹp hôm nay.

H.M.C


Tác giả: PDT. Hồ Mạnh Cường
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?