Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.401
Tháng 04 : 49.546
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giám đốc Viettel chi nhánh Lâm Đồng giới thiệu chuyên đề tại Học viện Lục quân

Thế kỷ 21 được cộng đồng quốc tế xác định là “Kỷ nguyên số”, chính vì vậy “Chuyển đổi số” đã được ứng dụng trên thế giới từ nhiều năm nay và nó là xu hướng phát triển của “Kỷ nguyên số”.

Nhận lời mời của Giám đốc Học viện Lục quân, chiều ngày 30 tháng 9 năm 2019, đồng chí Thượng tá Đoàn Văn Việt - Giám đốc Viettel chi nhánh Lâm Đồng giới thiệu chuyên đề thông tin khoa học quân sự “Chuyển đổi số” cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên Hệ Đào tạo Sau Đại học của Học viện Lục quân. Tham dự buổi giới thiệu chuyên đề có Thiếu tướng, PGS, TS Trần Khắc Đào - Phó Giám đốc Học viện.

Giám đốc Viettel chi nhánh Lâm Đồng giới thiệu chuyên đề thông tin khoa học quân sự tại Học viên Lục quân

Nhìn lại lịch sử, con người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều có sự thay đổi về bản chất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Một trong những đặc điểm đáng lưu ý trong nền đại công nghiệp là dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 diễn ra vào những năm 1970 với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet, tạo nên một thế giới kết nối.

Toàn cảnh buổi giới thiệu chuyên đề

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội.

Trên thế giới, từ 30 năm trước, đã bắt đầu  manh nha quá trình chuyển đổi số. Tại Việt Nam, chưa bao giờ thị trường lại sôi động về Chuyển đổi số như  2 năm trở lại đây. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng đề án “Chuyển đổi số quốc gia năm 2019”. Đặc biệt, ngày 29/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ Tư. Trong đó, “Chuyển đổi số” giữ vai trò hết sức quan trọng.

Những nội dung trình bày của đồng chí Thượng tá Đoàn Văn Việt đã cung cấp những kiến thức cơ bản về định nghĩa “Chuyển đổi số”; phân biệt “Số hóa”, “Dịch chuyển số”, “Chuyển đổi số”; giá trị của “Chuyển đổi số” và các cấp độ của nó; cơ hội và tiềm năng Chuyển đổi số ở Việt Nam. Đặc biệt, đồng chí tập trung làm rõ vai trò của Chuyển đổi số hiện nay trong việc thúc đẩy nền kinh tế bước vào kỷ nguyên của cuộc Cách mạng 4.0, những thành tựu đã và đang được Việt Nam triển khai áp dụng và triển vọng về Chuyển đổi số trong tương lai gần.

Đây là những nội dung quan trọng để cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên Học viện Lục quân có cái nhìn tổng quan về Chuyển đổi số và những hữu ích của nó; tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào quá trình giảng dạy, học tập, công tác tại Học viện, hướng tới xây dựng Nhà trường thông minh thực chất và hiệu quả./.

N.H.C


Tác giả: PTT. Nguyễn Hùng Chiến
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?