Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 274
Tháng 04 : 45.805
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đọc sách, thói quen cần được nhân rộng đối với cán bộ, giảng viên, học viên Học viện Lục quân

Danh nhân A.U-Pít từng nói: “Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời”. Sách là hành trang không thể thiếu đối với mỗi con người chúng ta, đặc biệt là cán bộ, giảng viên, học viên những con người trực tiếp trong môi trường giáo dục góp phần phục vụ trực tiếp trên con đường học tập, tìm tòi tri thức nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Đọc sách chính là việc không ngừng làm giàu kiến thức cho bản thân, làm nền tảng cho mọi sự thành công.

Ý nghĩa của thói quen đọc sách

Thứ nhất, đọc sách để mở mang kiến thức, giúp con người nâng cao sự hiểu biết, tiếp thu những tri thức nhân loại, đặc biệt là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, lý luận, học thuyết quân sự mới đang có những phát triển mạnh mẽ; vận dụng hiệu quả trong nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo cũng như ứng dụng quá trình công tác, huấn luyện trên các cương vị được đảm nhiệm.

Thứ hai, đọc sách là biện pháp hữu hiệu để vừa nâng cao tri thức, vừa hình thành ở bản thân thế giới quan, nhãn quan hay còn gọi là cách nhìn nhận thế giới, xã hội, con người. Từ đó, ta có thể nhìn rõ mọi vấn đề của cuộc sống những điều hay, dở, tốt, xấu để làm chủ được bản thân trước những cám dỗ cuộc đời; sống sao có “đức”, có “tài”; nâng cao tâm hồn và ngày càng hoàn thiện bản thân, hướng đến sự tiến bộ, văn minh.

Thứ ba, thói quen đọc sách còn giúp ta thư giãn, làm vơi đi những áp lực, nỗi buồn phiền trong cuộc sống bộn bề lo toan vì sách chính là nguồn động viên to lớn, giúp ta phát huy những sở trường và khắc phục những hạn chế của chính mình.

Thứ tư, đọc sách giúp ta rèn tính tập trung, kỹ năng tư duy, phân tích, rèn luyện trí nhớ và khả năng viết lách của mình không ngừng được nâng lên.

Có thể khẳng định rằng, thói quen đọc sách có ý nghĩa rất quan trọng. Việc đó quyết định bạn là ai, thành công hay không, bạn sở hữu những gì trong kho tàng tri thức của nhân loại. Bạn càng hiểu biết tức là bạn đang rất “giàu có” về kiến thức.

Rèn luyện thói quen đọc sách

Học viện Lục quân là một trung tâm giáo dục, đào tạo cán bộ quân sự trung, cao cấp và nghiên cứu khoa học quân sự lớn của Quân đội. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Học viện Lục quân luôn được bổ sung về nhiệm vụ và phát triển cả về quy mô, đối tượng và loại hình đào tạo. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của Học viện được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; nhiều giảng viên đã trải qua thực tế chiến đấu, quản lý, chỉ huy đơn vị, có khả năng tổ chức tốt hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Hiện nay 100% giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đại học và sau đại học, trong đó có gần 80 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, gần 200 đồng chí là thạc sĩ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quân sự, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cùng với công tác giáo dục, đào tạo, Học viện luôn quan tâm công tác nghiên cứu khoa học và coi đây cũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Đảng ủy, Ban Giám đốc đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và có cơ chế cụ thể, vận dụng linh hoạt các chính sách nhằm khuyến khích động viên, các thành phần, lực lượng tham gia nghiên cứu khoa học. Trong đó, văn hóa đọc sách là một phần không thể thiếu của cán bộ, giảng viên, học viên không chỉ sách, tài liệu chuyên ngành phục vụ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học mà các sách báo về xã hội, cuộc sống nâng cao đời sống tinh thần. Điều đó là rất bổ ích.

Để có đam mê đọc sách, cần xác định tinh thần “Cần phải yêu mến và tin vào sách. Cần rèn luyện cho mình thói quen thực hành và kỹ năng dùng sách để làm việc”- N. Rubakin.

1. Tìm kiếm một cuốn sách hay về chuyên ngành hay đời sống

Ta nên tìm một cuốn sách có độ dài vừa phải phù hợp với khả năng, trình độ và sở thích của bản thân. Khi đã dần hình thành thói quen đọc sách, bạn có thể thay đổi, đọc những cuốn sách dày và phức tạp hơn. Đối với sách giáo trình có độ khó cao thì ta đọc từng phần, đọc nhiều lần để hiểu bản chất mới thấy được cái hay trong đó. Hầu hết sự khởi đầu nào cũng khó khăn vì thế hãy kiên trì, nhẫn nại.

2. Chọn thời gian đọc sách vào những lúc ít áp lực trong công việc

Có thể trong ngày hoặc trong tuần, có những lúc thấy nhẹ nhàng về việc học và rèn luyện thì ta lấy sách ra đọc. Những lúc này, tinh thần thấy thoải mái thì việc đọc trở nên thích thú hơn. Cứ như vậy sẽ hình thành niềm đam mê mà mỗi khi có ý định đọc là ta sẽ bắt tay làm ngay mà không có chút đắn đo.

Trong thời gian đầu, bạn chỉ nên duy trì thói quen mỗi ngày trong khoảng 10 -15 phút để tránh cảm giác chán nản, mệt mỏi dẫn đến tình trạng sợ đọc sách. Theo các chuyên gia thì thời gian đọc sách tuyệt vời nhất là trước khi đi ngủ hoặc vào mỗi buổi sớm mai. Tuy nhiên, bạn nên biết cách chọn đầu sách nào để đọc trong mỗi khoảng thời gian.

3. Kết hợp đọc sách chuyên ngành và các loại sách giải trí, sách tìm hiểu thế giới, đời sống xã hội, kỹ năng mềm

Nếu chỉ chăm chăm vào giáo trình hoặc sách chuyên ngành sẽ khiến ta khó có thể hấp thụ một cách hiệu quả, thậm chí dẫn đến nhàm chán. Ta nên bố trí thời gian để đọc các loại sách khác căn cứ vào trạng thái tinh thần. Việc đó sẽ giải tỏa áp lực, khô khan và làm cho ta thư giãn tinh thần hơn. Việc kết hợp đó làm cho công việc thêm phong phú, nhiều niềm vui. Điều đó làm cho ta mỗi khi nhìn thấy sách cảm thấy không ngại mà thấy thích thú.

4. Biến kiến thức trong sách thành những việc làm và hành động có ý nghĩa trong cuộc sống

Đọc sách không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức mà có hình thành kỹ năng, thái độ với công việc, cuộc sống. Kiến thức của bạn là “tài sản” và cũng chính là phương tiện để hành động. Với kiến thức chuyên ngành sâu rộng bạn đem vào nghiên cứu khoa học, phục vụ nhiệm vụ giáo dục – đào tạo, tìm tòi, khám phá và tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, quân đội, đơn vị sẽ được mọi người trân trọng và đánh giá rất cao. Với kiến thức về xã hội, cuộc sống, kỹ năng, bạn sẽ khẳng định mình là người sống có đạo đức, hiểu biết, phong cách tốt. Điều này sẽ được mọi người quý mến, tin tưởng. Tất cả điều đó thật là tuyệt vời. Như vậy, đọc sách có ý nghĩa như thế, ta càng thêm yêu thích và đam mê hơn.

5. Hạn chế mạng xã hội và các trò chơi game online vô bổ

Thực trạng đáng suy ngẫm của giới trẻ nói chung và một bộ phận cán bộ, chiến sỹ trẻ hiện nay cũng không phải là ngoại lệ, đó là tình trạng sử dụng điện thoại vào mạng xã hội hay chơi game online bất cứ khi nào rảnh. Chính việc này đã gặm nhấm phần lớn thời gian của cán bộ, sỹ quan trẻ mà sao nhãng việc công tác, học tập và rèn luyện. Internet hay mạng xã hội cũng có mặt trái của nó nếu ta không biết làm chủ. Thiết nghĩ, ta nên dành thời gian cho mạng xã hội để tìm hiểu thông tin và giao lưu bạn bè một cách hợp lý hơn. Với thời gian còn lại, ta nên đọc những cuốn sách thú vị để trau dồi kiến thức. Việc tìm kiếm kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu đối với công việc của chúng ta hầu hết là ở những trang sách. Vì vậy, hãy lấy sách là bạn thân hơn là facebook, zalo, youtube, game online,...

Tóm lại, việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi sách là món quà quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho chúng ta. Hãy tự rèn cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày và hãy để sách là người bạn thân thiết đồng hành trên con đường hướng đến thành công. Vì vậy, hãy tận dụng thời gian và sức lực đang có vào việc đọc sách khi còn chưa quá muộn. Hãy làm chủ tri thức và sử dụng nó một cách hiệu quả.

Trong những năm tới mục tiêu tổng quát của Học viện là: tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ chương trình, nội dung đào tạo, đổi mới nội dung gắn với phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về chất lượng giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học, xứng tầm là trung tâm đào tạo cán bộ quân sự, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học quân sự, khoa học giáo dục của quân đội, quốc gia. Mỗi cán bộ, giảng viên, học viên của Học viên Lục quân cần không ngừng tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy bề dày kinh nghiệm, kiến thức; trong đó, văn hóa đọc sách là một trong những kỹ năng quan trọng giúp người cán bộ, giảng viên, học viên rèn “đức” luyện “tài”.


Tác giả: PTT. Nguyễn Tùng Lâm
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?