Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.509
Tháng 04 : 67.709
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách mạng Tháng Mười Nga - thực tiễn sinh động về sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin trong hiện thực

“Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/1917), với việc thủ tiêu chế độ phản động cấu kết giữa giai cấp tư sản và phong kiến Sa hoàng, khai sinh ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Đây là một trong những sự kiện trọng đại nhất của lịch sử thế giới hiện đại, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ ách thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay nhân dân lao động, sử dụng chính quyền ấy để tổ chức xây dựng xã hội mới, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thật sự cho nhân dânCách mạng Tháng Mười Nga đã đưa nhân loại sang một trang sử mới, ở đó giấc mơ về một cuộc sống không còn áp bức, bóc lột, bất công đã trở thành hiện thực sinh động cho hàng tỷ người trên trái đất. Ðộng lực và cảm hứng từ Cách mạng Tháng Mười đã xác lập nên xu hướng vận động chủ đạo của lịch sử thế giới hiện đại: đó là xu hướng phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội mới tiến bộ, văn minh.

Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam đã ra đời, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác với những thắng lợi huy hoàng trong cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống ngoại xâm và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là minh chứng hùng hồn cho thấy sự ảnh hưởng to lớn, sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga; chứng minh tính đúng đắn của con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn; qua đó, khẳng định sức sống bất diệt và những giá trị mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo ra.

Lênin với Cách mạng Tháng Mười Nga (ảnh Internet)

Những giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga là minh chứng rõ ràng nhất, sinh động nhất về tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, là sự khẳng định thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin trên hiện thực, được thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:

Một là, thành công của Cách mạng Tháng Mười là minh chứng khẳng định chỉ có cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của một đảng tiên phong của giai cấp công nhân, dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin mới thực sự đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động.

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” (1848), C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu để đảm bảo cho giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Và thực tế cho thấy, sau 69 năm (1848 - 1917), tư tưởng khoa học ấy của C.Mác, Ph.Ăngghen đã trở thành hiện thực trên quê hương của V.I.Lênin - nơi đã tích lũy được độ dày kinh nghiệm đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Nga; đồng thời, ở đó có một Đảng Cộng sản đứng đầu là V.I.Lênin, một con người, một lãnh tụ có tầm vóc thế giới về trình độ lý luận cách mạng, khoa học và năng lực tổ chức thực tiễn.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga và V.I.Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm lên cuộc cách mạng “rung chuyển thế giới”. Đây là cuộc cách mạng triệt để nhất, giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa họ từ địa vị nô lệ, bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ xã hội, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thể hiện sự khác hẳn về chất so với các cuộc cách mạng trước đó. Bởi, nó thủ tiêu mọi hình thức áp bức, bóc lột, khắc phục được tính hạn chế, nửa vời của các cuộc cách mạng trong quá khứ. Với Cách mạng Tháng Mười, lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân, nông dân Nga thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư bản và bọn địa chủ, phong kiến để xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có người bóc lột người.

Cách mạng Tháng Mười cũng đã giải thoát cho các dân tộc bị áp bức khỏi nhà tù của chế độ Nga Hoàng bằng việc thi hành chính sách dân tộc theo tinh thần quốc tế vô sản, tôn trọng quyền tự quyết và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết Lênin ở một nước lớn là Liên Xô, rộng một phần sáu thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do giai cấp công nhân và đội quân tiên phong của họ là Đảng Bônsêvích lãnh đạo. Cách mạng Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, một xã hội không có người bóc lột người”.

Hai là, thành công của Cách mạng Tháng Mười đã hiện thực hóa lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Với quan niệm duy vật về lịch sử, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845- 1846), khi phân tích mối quan hệ và tác động biện chứng của lực lượng sản xuất với “hình thức giao tiếp”, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, mâu thuẫn giữa chúng là nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội. Thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội đó tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của một hình thái xã hội mới thay thế cho hình thái hội hiện tại đã trở lên lỗi thời, lạc hậu. Theo lôgíc đó, thì sự ra đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa không phải là điểm tận cùng trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử loài người. Trái lại, đến một lúc nào đó, cũng giống như hiện tượng đã từng xảy ra trong các hình thái xã hội trước đây, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu, chật hẹp so với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và mâu thuẫn giữa chúng bắt đầu xuất hiện. Đó cũng chính là dấu hiệu đầu tiên làm cơ sở cho sự xuất hiện một hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó là mốc son đánh dấu sự thắng lợi lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH, khẳng định tính khoa học, cách mạng và giá trị trường tồn trong học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Từ đây, CNXH khoa học không chỉ dừng lại ở góc độ lý luận mà đã trở thành hiện thực, lý tưởng Chủ nghĩa cộng sản không còn là “bóng ma ám ảnh châu Âu”, mà đã trở thành một thực thể hùng mạnh chứng minh tính ưu việt của một thế giới hoàn toàn mới - thế giới xã hội chủ nghĩa. Nó thực sự biến ước mơ cao đẹp của con người về một chế độ xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công, một chế độ có nền kinh tế phát triển cao dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu với quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; về một xã hội có văn hoá, đạo đức, lối sống phù hợp; một xã hội đề cao và tôn trọng lao động, mọi người sống trong bầu không khí chan hoà tình thương, lẽ phải và trách nhiệm thành hiện thực trong xã hội.

Ba là, thành công của Cách mạng Tháng Mười khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen. Học thuyết Mác - Lênin đã tìm ra lực lượng xã hội để thực hiện việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, tiến hành xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Đặt vấn đề tại sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử đó mà không phải một giai cấp nào khác, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Theo đó, các ông luận giải một cách khoa học rằng giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai. Do vậy, về mặt khách quan nó là giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, khi nói về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “…phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra một

lực lượng bị buộc phải hoàn thành cuộc cách mạng ấy, nếu không thì sẽ bị diệt vong” và “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”.

Thực vậy, trước sự vận động lên đến đỉnh cao của những mâu thuẫn trong lòng xã hội, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân Nga mà đại biểu của nó là Đảng Bônsêvích Nga đã tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia vào cuộc cách mạng lịch sử, làm “rung chuyển toàn bộ châu Âu”. Đây chính là hồi chuông báo hiệu cho một giai đoạn chuyển giao lịch sử, giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Chiến thắng vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười với việc xác lập vai trò thống trị của hệ tư tưởng vô sản trong đời sống xã hội nước Nga cũng chính là minh chứng khẳng định tính đúng đắn của lý luận Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Bốn là, thành công của Cách mạng Tháng Mười chứng minh cho dự báo thiên tài của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản.

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra sự tất yếu diệt vong của nó và sự thắng lợi của cách mạng vô sản. Trong tình hình cụ thể cuối thế kỷ XIX, các ông đã dự kiến về khả năng thành công của cuộc cách mạng vô sản và chỉ ra: Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải nổ ra đồng loạt ở các nước tư bản, hoặc ít nhất cũng phải nổ ra ở một số nước tư bản tiên tiến như ở Anh, Pháp, Đức... Kết luận trên của các ông rút ra từ thực tiễn, vào lúc chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống chính trị quốc tế. Một cuộc tiến công của giai cấp vô sản vào bất cứ một mắt xích nào trong hệ thống đó cũng có nghĩa là đánh vào toàn bộ hệ thống đế quốc. Vì vậy, chúng tạm dẹp các mâu thuẫn nội bộ để đàn áp các cuộc trỗi dậy của giai cấp vô sản. Do đó, cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi không thể nổ ra ở một nước mà phải nổ ra đồng loạt ở nhiều nước tư bản.

Sang đầu thế kỷ XX, tiếp tục bảo vệ và phát triển sáng tạo học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện mới, trên cơ sở phân tích sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin đã dự báo về cách mạng vô sản sẽ nổ ra ở khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, chỉ ra khả năng cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước, khi những mâu thuẫn giai cấp ở nước đó đã trở nên cực kỳ gay gắt. Đó chính là tiền đề lý luận tư tưởng cho cuộc cách mạng mở đầu của một thời đại mới.

Thực tế lịch sử cho thấy rằng, đầu thế kỷ XX, nước Nga chính là khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ và cũng là nơi có các tiền đề khách quan và chủ quan cho sự bùng nổ thắng lợi của cách mạng vô sản. Do đó, Cách mạng Tháng Mười nổ ra và giành thắng lợi không phải là sự kiện ngẫu nhiên mà nó diễn ra hợp quy luật. Nó là kết cục tất yếu của sự vận động các mâu thuẫn trong lòng xã hội Nga những năm đầu thế kỷ XX và được chuẩn bị đầy đủ cả về lý luận và tổ chức. Đồng thời, lại được “tập dượt” qua hai sự kiện: “Ngày chủ nhật đẫm máu” (tháng 1 năm 1905) và “Cách mạng Tháng Hai năm 1917”. Sự thắng lợi của cuộc cách mạng này càng chứng tỏ bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, chứng minh sự vận dụng sáng tạo, tài tình của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước Nga lúc bấy giờ.

Như vậy, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không những là bước ngoặt lịch sử, định hướng và cổ vũ toàn thể nhân loại tiến bộ; cổ vũ các dân tộc bị áp bức, bóc lột đứng lên đấu tranh giành quyền thống trị vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH mà còn bằng chng sống động; đy tính thuyết phục chứng minh cho sức sống, tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong hiện thực. Hiện nay, tình hình thế giới đang diễn ra rất phức tạp, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền CNXH mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng đó là hạnh phúc tương lai của dân tộc. Những giá trị vững bền của Cách mạng Tháng Mười Nga, sẽ tiếp thêm sức mạnh để Đảng và Nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người dân được làm chủ và cống hiến tài năng thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

VV.N.L

Tài liu tham khảo:

1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2011, tr.387;

2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2011, tr.387-388;

3. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 4, Nxb. CTQG-ST, H.1995, tr.610;

4. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb. CTQG, H.1994, tr. 389, 393.


Tác giả: CTD. Vũ Ngọc Lâu
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 12 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?