Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 767
Tháng 10 : 45.749
Tháng trước : 66.035
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khoa Tin học - Ngoại ngữ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quy trình thiết kế bài giảng điện tử

Thiết kế bài giảng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập ngoại ngữ - nơi trí tuệ nhận tạo (AI) có thể tạo ra những bước đột phá và tạo cơ hội mang đến cho người dùng những trải nghiệm hoàn hảo nhất. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập, nghiên cứu tiếng Anh cho các đối tượng học viên trong Học viện Lục quân, Khoa Tin học-Ngoại ngữ đã và đang đẩy mạnh ứng dụng AI trong quy trình thiết kế bài giảng điện tử.

Trong năm học 2023-2024, Khoa Tin học-Ngoại ngữ đã thực hiện các đợt tập huấn các phần mềm Adode Premiere, iSpring Suite, Dreamweaver và Camtasia đối với cán bộ, giảng viên của Học viện. Từ đó, Khoa đã triển khai cho giảng viên ngoại ngữ sử dụng các phần mềm này để thiết kế bài giảng điện tử mẫu đối với môn tiếng Anh. Trong quá trình thực hiện, giảng viên đã sử dụng công cụ AI như Chat GPT hay Bing AI để thực hiện các công việc như: lên ý tưởng cho bài giảng, tạo câu hỏi quizzes, thiết kế các bài tập, tìm kiếm thông tin, tóm tắt văn bản và dịch các văn bản. Bên cạnh đó, công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói (Vievoice AI), cũng được tích hợp trong thiết kế bài giảng điện tử. Đây là một trong những công nghệ hỗ trợ quan trọng nhằm chuyển đổi văn bản thành giọng nói (Text-to-Speech), được giảng viên sử dụng để chèn phần thuyết minh, phần nghe vào bài giảng với mong muốn có giọng đọc tiếng Việt và tiếng Anh chuẩn.

Tuy nhiên, việc xây dựng bài giảng điện tử có chất lượng cần nhiều thời gian và công sức; đòi hỏi giảng viên phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng/ứng dụng AI mới đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Do đó, để xây dựng bài giảng điện tử có ứng dụng công nghệ AI sinh động, hấp dẫn, thu hút sự tập trung của học viên trong quá trình giảng dạy, Khoa Tin học - Ngoại ngữ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng AI trong quy trình thiết kế bài giảng điện tử theo 3 phần chính như sau: phần chuẩn bị, phần thiết kế và phần hoàn thiện.

Đối với phần chuẩn bị: Ở phần này, cần xác định các yêu cầu cần đạt của bài giảng; mục đích của việc thiết kế bài giảng điện tử; nghiên cứu khai thác, sử dụng thành thạo các phần mềm/ứng dụng AI để tạo video trong dạy học.

Đối với phần thiết kế: Lựa chọn, sử dụng ứng dụng AI phù hợp (ở phần chuẩn bị) để thiết kế video theo các bước như sau:

          Bước 1: Tạo ý tưởng, để phong phú ý tưởng trong tổ chức hoạt động dạy và học. Giảng viên có thể sử dụng Chat GPT bằng cách truy cập vào website https://chat.openai.com/. Chat GPT có thể giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin, nguồn tài liệu bổ ích nhanh chóng, chính xác. Dựa vào nhu cầu của giảng viên thông qua câu lệnh, Chat GPT đưa ra các đề xuất thực hiện như: tạo câu chuyện ngắn, lời kể, trò chơi... Ngoài ra, công cụ AI KTP (https://aiktp.com/vi) cũng sử dụng để tạo ý tưởng, xây dựng kịch bản, đưa ra gợi ý về hình ảnh liên quan trọng thiết kế video hay và mới lạ.

Bước 2: Tạo giọng nói cho nhân vật hiện nay. Một số website cung cấp cho người dùng tiện ích tạo giọng nói với nhiều ngôn ngữ và ngữ điệu khác nhau: FPT AI (https://fpt.ai/vi) là một website miễn phí giúp chuyển văn bản thành giọng nói. Sau bước đăng nhập đơn giản, thực hiện lần lượt các thao tác: điền nội dung cần tạo giọng nói vào khung “Nội dung”; lựa chọn giọng nói; tùy chỉnh tốc độ nói và tải về máy. Như vậy, người dùng nhanh chóng có một file âm thanh giọng nói được tạo ra từ AI; hoặc có thể tham khảo website Kreado AI (https://www.kreadoai.com/) để tạo giọng nói cho nhân vật chính.

Bước 3: Tạo bối cảnh, nhân vật cho video. Khi đã có các file âm thanh lời thoại của các nhân vật theo kịch bản, tiến hành xây dựng bối cảnh, nhân vật hiện lên như ngoài đời thật nhằm phát huy tối đa các giác quan, giúp học viên hứng thú với bài học, khắc sâu, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Có thể sử dụng Adobe express (https://www.adobe.com/express/create/video/animation) để tạo hình ảnh cho video. Adobe express có các tính năng như: chỉnh sửa hình ảnh, xóa nền, cho phép người dùng tạo ra các hoạt hình chuyển động, đồ họa tương tác. Ngoài ra, Canva (https://www.canva.com/) là công cụ đa năng, cùng kho tài nguyên khổng lồ và nhiều template được thiết kế sẵn rất nổi bật, giúp người dùng sáng tạo video với các hình ảnh sinh động, hấp dẫn.

Đối với phần hoàn thiện: Đây là phần cuối cùng để kết nối nối các file âm thanh vào video ở phần thiết kế tạo thành một bài giảng điện tử hoàn chỉnh bằng một số ứng dụng như: CapCut, Canva. Các ứng dụng này giúp giảng viên điều chỉnh hiệu ứng video trở nên đẹp mắt hay kiểm tra các lỗi và chỉnh sửa trước khi xuất video bài giảng.

Thiết kế bài giảng điện tử tạo ra những sản phẩm chất lượng luôn cần có sự đầu tư cả về công sức và trí tuệ. Với sự phát triển bùng nổ công nghệ, AI sẽ là trợ thủ đắc lực giúp giảng viên xây dựng ý tưởng, sáng tạo của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng trong thiết kế bài giảng điện tử. Vì vậy, mỗi cán bộ, giảng viên trong Khoa cần nỗ lực cố gắng, khắc phục khó khăn, tích cực, chủ động, sáng tạo và mạnh dạn hơn nữa trong quy trình thiết kế xây dựng bài giảng điện tử, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả chất lượng học tập, nghiên cứu tiếng Anh cho các đối tượng học viên tại Học viện Lục quân trong thời gian sắp tới.

Một số hình ảnh cán bộ, giảng viên tập huấn tại phòng phương pháp, Khoa Tin học - Ngoại ngữ:

Đồng chí Thiếu tá Hồ Ngọc Văn, PCNBM Bộ môn Tin học tập huấn phần mềm Camtasia cho cán bộ, giảng viên

Đồng chí Thượng úy Vũ Nguyệt Minh, giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ tập huấn “Chuyển đổi số trong giáo dục” cho cán bộ, giảng viên của Khoa xã hội và nhân văn

N.T.H


Tác giả: KTHNN. Nguyễn Thị Hương
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 85 trong 17 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?