• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 592
Tháng 04 : 53.568
Tháng trước : 65.721
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu phục vụ công tác giáo dục, đào tạo tại Học viện

Cùng với giảng dạy, hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu phục vụ công tác giáo dục, đào tạo tại Học viện là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện tốt phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trưởng là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”,  góp phần xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu”. Có thể nói, hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu là cơ sở, tiền đề, điều kiện để giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy trên lớp. Chất lượng nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu tác động đến chất lượng giảng dạy nên có mối quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy.

Học viện Lục quân là một cơ sở đào tạo hàng đầu, uy tín trong hệ thống nhà trường Quân đội, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nói chung nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu nói riêng là chức năng, nhiệm vụ của Học viện.

Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng trong nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu trong năm 2023 Học viện đã chủ động tổ chức cho cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các đề tài, tài liệu giáo trình được biên soạn trong năm thể hiện sự đúng đắn trong lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ huy, chỉ đạo kiên quyết của Ban Giám đốc Học viện, sự tâm huyết của đội ngũ cán bộ, giảng viên góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện.

Một buổi thông qua tài liệu tại Khoa Hậu cần - Kỹ thuật

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế trong nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu: Đó là, chất lượng bản thảo một số tài liệu còn hạn chế, sai sót về quy cách biên soạn; một số tài liệu hoàn thành chậm so với thời gian quy định…

Từ những kết quả đạt được trong năm và những điểm còn tồn tại trong năm 2023 về nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu, cần thực hiện tốt một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu phục vụ công tác giáo dục đào tạo tại Học viện năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thứ nhất, làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm trong nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu

Lãnh đạo, chỉ huy các khoa giảng viên cần thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức đúng và đầy đủ cho đội ngũ giảng viên về vai trò, lợi ích của việc nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu đối với bản thân người giảng viên và đối với Học viện. Thông qua công tác giáo dục, giúp cho giảng viên xác định rõ giảng viên chính là nhà khoa học, nhiệm vụ chính của người giảng viên là thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu. Hai nhiệm vụ này bổ trợ lẫn nhau, gắn gó hữu cơ với nhau. Vì vậy, không phải giảng viên chỉ tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy, xem nhẹ nhiệm vụ nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu, mà phải có trách nhiệm thực hiện cả nhiệm vụ nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu.

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên cần được thực hiện thường xuyên, thông qua các buổi sinh hoạt ngày phương pháp (chiều thứ sáu hằng tuần), sinh hoạt chi bộ ra nghị quyết hằng tháng, sơ tổng kết... Cần nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của người giảng viên, vai trò và lợi ích của hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt hơn hoạt động giảng dạy đối với người giảng viên, đồng thời cung cấp cho người học ngày càng nhiều hơn và chất lượng tốt hơn các đề tài, tài liệu để nghiên cứu. Qua đó, giúp cho mọi giảng viên có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, lợi ích và trách nhiệm của giảng viên đối với hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu. Từ nhận thức đúng mới có hành động và mục tiêu đúng để phấn đấu, học hỏi và tự nguyện tham gia hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, như thế hiệu quả của việc nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu mới cao.

Thứ hai, nâng cao năng lực nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu cho đội ngũ giảng viên

Năng lực nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu là tổng hợp các yếu tố tri thức, trình độ tư duy, kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu biên soạn. Để nâng cao năng lực nghiên cứu biên soạn, cần mạnh dạn, tin tưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu biên soạn cho đội ngũ giảng viên (kể cả giảng viên trẻ), đồng thời chỉ huy khoa phải định hướng nghiên cứu biên soạn cho giảng viên được giao nhiệm vụ (chỉ cho họ con đường để đi đến đích), kiểm soát tiến độ, đồng hành cùng giảng viên tháo gỡ khó khăn trong quá trình nghiên cứu biên soạn, tổ chức thông qua dân chủ, chặt chẽ. Qua đó, từng bước giúp giảng viên tích lũy tri thức, bồi dưỡng tư duy và tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu biên soạn, hình thành kỹ năng nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu.

Thứ ba, tạo động lực nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu cho giảng viên

Động lực nghiên cứu biên soạn là biến năng lực nghiên cứu biên soạn của giảng viên thành nguồn năng lượng, sự hào hứng, đam mê, thúc đẩy người giảng viên dành mọi thời gian, công sức cho hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu. Khi đó, người giảng viên sẽ thường xuyên trăn trở với trang dòng bản thảo tài liệu đã biên soạn xem phù hợp chưa, chỗ nào, vì sao...

Để tạo nguồn động lực mạnh mẽ, trước hết là lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần quan tâm động viên, tôn vinh khẳng định giá trị công lao của chủ biên các đề tài, tài liệu chất lượng tốt; gắn kết quả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của khoa, của từng giảng viên. Cơ quan chức năng cần bố trí nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu thỏa đáng, phù hợp chế độ, tiêu chuẩn hiện hành, đặc biệt phải kịp thời. Đối với mỗi giảng viên cũng tự hun đúc cho mình động lực trong nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu thông qua việc xác định đúng đắn nhiệm vụ, xây dựng niềm đam mê, ham muốn tìm tòi, tự khẳng định bản thân, đồng thời là 1 kênh để tích lũy thành tích phục vụ xét quân hàm, xét nâng ngạch chuyên môn nghiệp vụ (giảng viên chính, giảng viên cao cấp).

Thứ tư, tăng cường tranh thủ các nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu

Trong điều kiện kinh phí cho nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu có hạn, các khoa cần tăng cường tranh thủ các nguồn kinh phí từ ngành dọc. Một số khoa đã làm rất tốt như: Khoa Thông tin - Tác chiến điện tử, khoa Chiến dịch, khoa Trinh sát, khoa Quân sự địa phương và cả khoa Hậu cần - Kỹ thuật. Trong những năm gần đây, Khoa Hậu cần – Kỹ thuật có tạo được mối quan hệ với ngành dọc cấp trên (Tổng cục Hậu cần, Tổng cục kỹ thuật) đề xuất nhu cầu kinh phí biên soạn đề tài khoa học, được cơ quan cấp trên ủng hộ, tạo điều kiện, bố trí nguồn kinh phí, tuy không nhiều, nhưng cũng là nguồn động viên kịp thời các chủ biên trong nghiên cứu biên soạn đề tài.  

Tóm lại, nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu là hoạt động trí tuệ phức tạp, có nhiều khó khăn, đòi hỏi trình độ tư duy khoa học, tính sáng tạo cao và lòng đam mê nghiên cứu biên soạn. Vì vậy, chúng ta cần làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm, nâng cao năng lực nghiên cứu biên soạn, tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho đội ngũ giảng viên, đồng thời cần tranh thủ các nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu biên soạn đề tài, tài liệu. Điều đó cần được tiến hành một cách đồng bộ ở các cấp, các cơ quan, khoa giảng viên và đặc biệt là của đông đảo đội ngũ cán bộ các cơ quan, khoa giảng viên trong toàn Học viện./.

Đ.H.L


Tác giả: KHCKT. Đỗ Hữu Long
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?