• :
  • :
Học viện Lục quân: "Kiên định vững vàng - Đoàn kết nhất trí - Chủ động sáng tạo - Khắc phục khó khăn - Hoàn thành nhiệm vụ"
Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 915
Tháng 01 : 30.101
Tháng trước : 58.940
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học viện Lục quân tham dự Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức

Sáng ngày 16 tháng 7 năm 2024, tại Thành phố Hà Nội, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Tổng Tham mưu đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức - Nửa thế kỷ nhìn lại” nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức (1974 - 2024).

Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức (1974) có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về quân sự và chính trị, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân giải phóng miền Nam nói chung, của bộ đội chủ lực nói riêng. Đây là "Lần đầu tiên sư đoàn chủ lực của ta cùng quân và dân địa phương đánh bại một sư đoàn dự bị chiến lược của quân ngụy"1. Thắng lợi của chiến dịch đã chọc thủng "mắt ngọc của đầu rồng", xóa bỏ một mắt xích phòng ngự vững chắc, phá toang "cánh cửa thép", uy hiếp trực tiếp phía Tây Nam Đà Nẵng, giải phóng hơn 117.000 dân và một vùng địa bàn giáp ranh rộng lớn. Thắng lợi của Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức tiếp tục khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén của Bộ Tổng Tham mưu, đồng thời phản ánh rõ sự trưởng thành vượt bậc của bộ đội chủ lực và lực lượng vũ trang trên địa bàn Khu 5 trong tác chiến hiệp đồng binh chủng. Đó là một trong những cơ sở thực tiễn có ý nghĩa quan trọng để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục hoàn thiện kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đồng chí Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu chỉ đạo Hội thảo

50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho quân và dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, Viện Lịch sử quân sự, Bộ Tổng Tham mưu đã tổ chức Hội thảo này. Hội thảo đã nhận được gần 60 bài tham luận; tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày những nghiên cứu, cung cấp nhiều tư liệu quý giá, tiếp cận đa chiều, phản ánh khách quan, toàn diện, phong phú và sâu sắc. Với tinh thần khách quan, khoa học, đổi mới, sáng tạo, các nhà khoa học đã tập trung làm sâu sắc và sáng tỏ hơn một số vấn đề chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục phân tích làm rõ bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước và địa bàn; âm mưu, thủ đoạn của địch sau khi Hiệp định Paris được ký kết; quá trình hình thành các cụm cứ điểm Nông Sơn - Trung Phước, Chi khu quân sự - quận lỵ Thượng Đức trong kế hoạch bình định; khả năng và phản ứng của quân ngụy trước các hoạt động quân sự của ta.

Hai là, làm sâu sắc hơn tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn, sáng tạo và nhạy bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, Thường vụ Khu ủy, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong lãnh đạo, chỉ đạo. Phân tích làm rõ quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch, trong đó nhấn mạnh về công tác tổ chức, bố trí và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, vai trò của bộ đội chủ lực và các lực lượng trên địa bàn chiến dịch.

Ba là, phân tích làm rõ sự vận dụng và phát triển sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tổ chức và sử dụng lực lượng, lựa chọn khu vực tác chiến, cách đánh và tác chiến hiệp đồng binh chủng.

Bốn là, tiếp tục khẳng định và nêu bật tầm quan trọng của Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức; đúc rút những kinh nghiệm và bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc; phát huy tinh thần chiến thắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 

Đồng chí Đại tá Nguyễn Đức Tuệ, Trưởng phòng Khoa học quân sự tham luận tại Hội thảo

Đóng góp vào sự thành công của Hội thảo, đồng chí Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Học viện đã có bài tham luận: “Bài học về chọn hướng, khu vực tác chiến trong chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức”. Bài tham luận đã khẳng định: thắng lợi của Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức đã phá vỡ hoàn toàn "cánh cửa thép" bảo vệ vòng ngoài Căn cứ Quân sự liên hợp Đà Nẵng của địch; góp phần đánh bại kế hoạch bình định, lấn chiểm của chúng, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng lực lượng và chuẩn bị chiến trường cho Kế hoạch Tổng tiến công và nối dậy mùa Xuân năm 1975 ở địa bàn Quân khu 5. Chiến dịch đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng với quy mô lớn của Quân đội ta và chứng minh khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực ta. Thắng lợi của Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, trong đó có bài học về "chọn hướng, khu vực tác chiến", thể hiện trên một số vấn đề cơ bản như: chọn chính xác khu vực tác chiến - yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của Chiến dịch; xác định đúng hướng tác chiến, yếu tố quyết định giành thắng lợi trong Chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức.

Sau hơn 3 giờ làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Nông Sơn - Thượng Đức - Nửa thế kỷ nhìn lại đã thành công tốt đẹp. Kết quả của Hội thảo sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào, tự tôn dân tộc; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là dịp để ôn lại lịch sử, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các đồng chí thương, bệnh binh, các đồng chí lão thành cách mạng, cựu chiến binh và các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước./.

  N.V.P


Tác giả: PKHQS. Nguyễn Văn Phương
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?