Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.125
Tháng 04 : 46.656
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay

Trước những diễn biến mới của tình hình và nhiệm vụ cách mạng, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phản bác những luận điệu xuyên tạc, những quan điểm sai trái, thù địch ngày càng diễn biến phức tạp. Để đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch có hiệu quả, cần phải nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng và đề ra những biện pháp đấu tranh phù hợp.

1. Nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch

Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch đã xây dựng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, chúng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, với hơn 60 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, trên 400 báo, tạp chí... sản xuất hàng chục nghìn tin, bài có nội dung sai sự thật để phát tán vào trong nước, gây nhiễu loạn thông tin nhằm phê phán chế độ, kích động chống Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, các tổ chức phản động lưu vong, hoạt động chống phá Việt Nam ngày càng quyết liệt.

Ngoài những yếu tố khách quan từ những tác động tiêu cực của tình hình thế giới và trong nước, một nguyên nhân mà mỗi chúng ta cần nhận rõ, đó là sự chống phá ngày càng quyết liệt của các thế lực thù địch thông qua lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” và khoét sâu những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để bóp méo, xuyên tạc tình hình; tung ra những quan điểm sai trái hòng gây ra sự hoài nghi, lung lay trong tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong khi đó, có lúc, có nơi việc nhận thức chưa đầy đủ, chưa chủ động, nhạy bén và thiếu các giải pháp phù hợp để định hướng thông tin, trên cơ sở đó tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị.

Hiện nay, môi trường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã, đang và sẽ tập trung chủ yếu là sử dụng internet, không gian mạng, nhất là mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta. Thông qua việc thiết lập các website, blog để tổ chức truyền tải thông tin xấu, độc nhằm phá hoại tư tưởng, đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân; gây nhiễu loạn thông tin, làm phức tạp về chính trị xã hội; làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Chiêu bài chính chúng tập trung hướng vào là lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khai thác thông tin từ những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống để xuyên tạc, thổi phồng; đăng tải thông tin thật, giả lẫn lộn, đưa ra các thông tin, ghép các hình ảnh giả để xuyên tạc vai trò lãnh đạo, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Mục tiêu mà chúng hướng đến là: xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, tức là, phủ định hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội Việt Nam, ca ngợi, cổ súy hệ tư tưởng tư sản; tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Vệt Nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; gây mất ổn định về chính trị; làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi phối, áp đặt về kinh tế; chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống theo quỹ đạo và các giá trị phương Tây; “phi chính trị hóa” quân đội để vô hiệu hóa lực lượng vũ trang.

Có thể thấy các thế lực thù địch không từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào nhằm chống phá Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Trước tình hình ấy, Ðảng ta đã xác định đấu tranh, phản bác có hiệu quả với luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của mọi công dân. Chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh tính chủ động.

2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch

Một là, cấp ủy, lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành phải không ngừng nâng cao nhận thức trong cuộc đấu tranh này; phải xác định rõ, quá trình tổ chức đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” không phải thực hiện theo kiểu mệnh lệnh, khuôn mẫu chủ quan, duy ý chí, mà là quá trình định hướng tiếp nhận thông tin một cách khách quan, có chọn lọc theo tâm lý, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thụ hưởng thông tin của nhân dân. Trên cơ sở, thống nhất cộng đồng trên cả hai bình diện nhận thức và hành động nhằm loại bỏ cái xấu, thúc đẩy phát triển cái tốt, cái đẹp, tạo sự lan tỏa trong xã hội. Cơ sở quan trọng nhất để tạo nên tư tưởng xã hội tốt chính là người dân được tiếp nhận thông tin nhanh nhất, phản ánh chân thực, khách quan nhất. Đặc biệt là khả năng nhận diện, sàng lọc các thông tin đúng, sai, thật, giả và những thông tin tuyên truyền xấu độc của các thế lực thù địch.

Hai là, những sự kiện chính trị, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm tác động đến tư tưởng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, các cơ quan thông tin, truyền thông cần khai thác thông tin chính thống từ cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, để thông tin, bình luận trung thực, khách quan, góp phần định hướng, tạo sự thống nhất trong nhận thức, thái độ và phương pháp giải quyết vấn đề, sử dụng các thông tin chính thống vào xử lý các vấn đề đặt ra.

Ba là, làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; không để xảy ra những thiểu sót, khuyết điểm trong quản lý kinh tế - xã hội mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để chống phá ta.

Bốn là, xây dựng và phát huy vai trò cùa lực lượng nòng cốt trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Lực lượng nòng cốt phải có lập trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận cao, có khả năng diễn đạt, thuyết phục người nghe, người đọc, có nhiệt huyết và quyết tâm đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghía Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng.

Cuộc đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong giai đoạn hiện nay là vô cùng gay go, quyết liệt, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, không dao động trong mọi tình huống; đồng thời, kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, báo thủ, trì trệ hoặc chủ quan, nóng vội.

   N.V.T 


Tác giả: HSDH. Nguyễn Viết Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 31 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?