Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 675
Tháng 04 : 48.820
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh giác trước các thông tin sai lệch về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 28 tháng 6 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2021, thay thế cho Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước khi ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, đơn vị có đào tạo tiến sĩ và các nhà khoa học trong toàn quốc, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và lan tỏa trong toàn xã hội.

Có thể khẳng định, Quy chế mới phù hợp với xu thế chung của xã hội, mang tính phổ quát rộng rãi cho các ngành, chuyên ngành, các lĩnh vực; đề cao tính tự chủ, chuyên sâu về mặt học thuật theo chuyên ngành, phù hợp với thực trạng đào tạo tiến sĩ của nước ta hiện nay, đồng thời có nhiều phát triển mới so với Thông tư số 08/2017 như: điều kiện dự tuyển về ngoại ngữ chứng chỉ TOEFL iBT từ 45 lên 46; IELTS từ 5.0 lên 5.5, mở rộng thêm các chứng chỉ ngoại ngữ khác bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục Giáo dục Đào tạo công bố.

Về tiêu chuẩn của người hướng dẫn, người tham gia hội đồng, người phản biện độc lập cũng được quy định chặt chẽ hơn, mang tính phổ quát, bao trùm toàn bộ các lĩnh vực, ngành, chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, đặc biệt là các ngành đặc thù (Khoa học Quân sự và An ninh nhân dân). Quy chế mới ra đời đã cởi nút thắt, điểm nghẽn, giải quyết được những bất cập trong Thông tư 08, đặc biệt là bài báo quốc tế đối với ngành đặc thù. Quy chế mới quy định: trong thời gian 05 năm (60 tháng) người hướng dẫn, người tham gia hội đồng, người phản biện độc lập (tính đến thời điểm có quyết định) phải có các công trình khoa học được công bố đạt tổng điểm từ 4,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc bài báo đăng trên các tạp chí trong nước có uy tín của từng ngành thang điểm đánh giá tới 0,75 trở lên hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản uy tín trong nước và quốc tế phát hành). Đây là tiêu chí cao không phải ai cũng làm được, đồng thời nó mang tính phổ quát, bao trùm các lĩnh vực có đào tạo tiến sĩ.

Tuy nhiên, sau khi Quy chế mới được ban hành có một số bài viết đăng trên mạng xã hội, cố tình xuyên tạc, phủ nhận những điểm mới, tính khả thi và tính ưu việt, sự phát triển của quy chế. Họ cho rằng: Quy chế mới đào tạo tiến sĩ đã không tiến bộ lại còn giảm chuẩn. Đây là những quan điểm, suy nghĩ lệch lạc, cách nhìn nhận chưa thấu đáo, chưa toàn diện đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Bởi, đào tạo tiến sĩ là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội, mà xã hội thì có rất nhiều ngành khác nhau, mỗi ngành có tính đặc thù riêng, có ngành kết quả nghiên cứu sẽ được công khai rộng rãi trên mạng xã hội, cho quốc tế biết; nhưng cũng có ngành kết quả nghiên cứu thuộc về bí mật quốc gia, tất yếu sẽ không được công bố rộng rãi trên mạng xã hội hoặc quốc tế.

Hiện nay trên mạng xã hội có quan điểm cho rằng: chỉ có bài báo quốc tế mới có giá trị, bài báo trong nước độ tin cậy không cao. Đây là suy nghĩ lệch lạc, sùng ngoại, bài nội không phù hợp với thực tế nền giáo dục nước ta hiện nay. Bởi, trong xu thế hội nhập toàn cầu, sản phẩm nghiên cứu ra cần được nhiều độc giả trong và ngoài nước đón nhận, phản biện là điều hoàn toàn đúng đắn nhưng nó chỉ phù hợp với lĩnh vực khoa học về giáo dục, y học, kỹ thuật….  còn lĩnh vực thuộc về bí mật quốc gia sẽ không có bất kỳ một quốc gia trên thế giới nào công khai cho nước khác biết, đây là điều hiển nhiên không phải bàn cãi. Vì vậy, việc công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí uy tín của ngành chính là một kênh để phổ biến rộng rãi, đưa sản phẩm khoa học đến nhiều độc giả phản biện, đặc biệt là những người đang hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó, thì tính chuyên sâu, độ chính xác về học thuật sẽ cao hơn rất nhiều so với những người không phải chuyên ngành. Vì vậy, không thể nói bài báo đăng trong nước ở các tạp chí chuyên ngành độ tin cậy không cao so với tạp chí quốc tế.

Về tiêu chí ngoại ngữ đầu vào đối với tiến sĩ, họ cho rằng còn thấp, nói như vậy là không hợp lý, bởi: với trình độ IETLS 5.5, B2, TOEFL iBT 46 trở lên hay tiếng nước ngoài khác tương đương, độc giả có thể đọc và hiểu nội dung cốt lõi trong các văn bản, tài liệu nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực mình nghiên cứu; trong quá trình đào tạo nghiên cứu sinh tiếp tục tích luỹ, bổ sung vốn kiến thức cho bản thân để ngày một hoàn thiện hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục nước nhà hiện nay.

Vì vậy, chúng ta cần nhận thức rõ những quan điểm, luận điệu xuyên tạc phủ nhận sự phát triển, tính ưu việt, tính phổ quát của Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên mạng xã hội hiện nay. Tăng cường đấu tranh, phản bác lại các quan điểm, luận điệu xuyên tạc trên, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông, đội ngũ nhà báo và sự tham gia tích cực của những người có uy tín trong xã hội, nhất là trí thức, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên mọi lĩnh vực. Thực hiện tốt việc đấu tranh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet, mạng xã hội hiện nay.  

N.Đ.M                                                           


Tác giả: PSDH. Nhữ Đình Mè
Tổng số điểm của bài viết là: 23 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?