Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 822
Tháng 04 : 48.967
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát huy vai trò của giảng viên trẻ trong nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu xây dựng Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay

Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Lục quân được thành lập ngày 03 tháng 3 năm 1961. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Khoa luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm và các nhiệm vụ được giao, xây dựng Khoa không ngừng vững mạnh, trưởng thành. Công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Khoa đã góp phần quan trọng vào bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận cho đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp trung, sư đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội hai nước bạn Lào, Campuchia. Có được thành tích đó là sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ, giảng viên Khoa qua các thời kỳ trong đó có một phần đóng góp của các giảng viên trẻ.

 Hiện nay, giảng viên trẻ của Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm 42,1% quân số toàn Khoa. Hầu hết các giảng viên trẻ đã tốt nghiệp các lớp đào tạo giảng viên chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị. Quá trình đào tạo, các giảng viên trẻ của Khoa được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện, có trình độ chuyên sâu; có thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cộng sản, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, với nhân dân; có lòng yêu nghề, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Giảng viên trẻ của Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay có tuổi đời, tuổi nghề đang trong giai đoạn sung sức nhất cả về mặt thể lực và trí lực, luôn thể hiện tinh thần năng động, quyết tâm cao, tích cực rèn luyện phát triển năng lực toàn diện để công tác, phục vụ lâu dài.

 Tuy nhiên, giảng viên trẻ Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay là những người sinh ra, trưởng thành trong thời bình, thời gian hoạt động thực tiễn quân sự ít, chưa được thử thách nhiều trong môi trường sư phạm và hoạt động nghiên cứu khoa học nên kinh nghiệm còn thiếu. Bên cạnh đó, phần lớn giảng viên trẻ còn nhiều khó khăn như thu nhập từ tiền lượng không nhiều, vợ của một số đồng chí chưa có việc làm ổn định, con còn nhỏ, ... Kiến thức thực tiễn cũng như kinh nghiệm sống chưa nhiều. Mặc dù nhiều giảng viên trẻ nắm vững lý luận nhưng bài giảng còn thiếu những dẫn chứng mang tính trải nghiệm, thiếu những ví dụ mang tính “hơi thở” thực tiễn hoạt động quân sự đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh những quan điểm lí luận mà giảng viên đó trình bày. Một số giảng viên trẻ vẫn còn nặng truyền đạt kiến thức, phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình, ít chú ý đến sự phản hồi thông tin ngược chiều từ phía học viên. Khả năng vận dụng lý luận dạy học vào thực tiễn giảng dạy còn chưa nhuần nhuyễn.

Hoạt động thông qua bài giảng của giảng viên trẻ ở Khoa MLN, TTHCM

Hiện nay, Học viện tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với quá trình nghiên cứu và giảng dạy của các khoa nói chung, Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Điều đó đòi hỏi mỗi giảng viên trong Khoa, đặc biệt là giảng viên trẻ phải nâng cao năng lực toàn diện trong đó có năng lực giảng dạy. Để khắc phục những hạn chế khuyết điểm, phát huy vai trò của giảng viên trẻ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, mỗi giảng viên trẻ cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu xây dựng Học viện, xây dựng Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Đây là giải pháp giữ vai trò quan trọng hàng đầu, là cơ sở để nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trẻ. Bởi vì, nhận thức không những giữ vai trò trong định hướng mà còn chỉ đạo hoạt động của các cá nhân và tổ chức. Nhận thức đúng là cơ sở để mỗi giảng viên trẻ có thái độ, động cơ đúng đắn, xây dựng ý chí, quyết tâm, trách nhiệm cao trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiệm vụ giảng dạy.

Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, Quân đội về công tác giáo dục, đào tạo như Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI mỗi giảng viên trẻ cần thấy rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Học viện, của Khoa. Bên cạnh đó, mỗi giảng viên trẻ cần nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đảng bộ Học viện lần thứ XIII với mục tiêu đã xác định là: “Đến năm 2025, 100% cán bộ, giảng viên đạt chuẩn theo quy định trong đó có 70% cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên có trình độ sau đại học, 25% trở lên có trình độ Tiến sỹ, Phó Giáo sư, Giáo sư, 10 đến 15 đồng chí đạt danh hiệu Nhà giáo giỏi cấp Bộ, 1 đến 2 đồng chí đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú, 80% trở lên giảng viên đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định”. Đây chính là chủ trương mang tính chất chỉ đạo công tác kế hoạch hóa phát triển đội ngũ giảng viên hướng tới việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên. Đồng thời, cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi mỗi giảng viên trẻ cần tích cực học tập, nỗ lực phấn đấu để xứng đáng là lực lượng kế tục sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Học viện.

Hai là, phát huy tính chủ động, tích cực trong quá trình tự học tập, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy lý luận

Quá trình hình thành, phát triển năng lực giảng dạy của giảng viên trẻ là quá trình tích lũy, bổ sung và phát triển thái độ, động cơ, ý thức trách nhiệm, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Thực tiễn hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học là môi trường thuận lợi nảy sinh nhu cầu, hứng thú và mong muốn phát triển năng lực toàn diện của giảng viên trẻ, đặc biệt là năng lực giảng dạy. Từ đó, đặt ra nhu cầu họ cần hoàn thiện mình ở mọi phương diện, không ngừng phấn đấu vươn lên, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và hoàn thiện nhân cách người giảng viên.

Trên cơ sở kiến thức được trang bị cũng như những kiến thức có được trong quá trình tự học tập, giảng viên trẻ cần chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tự học tập, rèn luyện thành chế độ nền nếp, bằng nhiều hình thức, cách thức như: học tập nâng cao trình độ chuyên môn; nghiên cứu khoa học; tham gia các khóa học trau dồi ngoại ngữ, tin học, kĩ năng sư phạm… Cùng với đó, các giảng viên trẻ cần tích cực trong tham gia hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học để tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng. Quá trình đó, mỗi giảng viên trẻ cần tìm hiểu, nắm bắt trình độ, kiến thức và hiểu biết của học viên; đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin để xử lí, bổ sung, hoàn chỉnh, cải tiến nội dung, kế hoạch, phương pháp giảng dạy nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình dạy học. Ngoài ra, giảng viên trẻ cần phải nắm bắt nhanh và kịp thời những diễn biến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, các hoạt động an ninh, quốc phòng trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng bài giảng trong quá trình dạy học.  

Ba là, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học bảo đảm phù hợp với từng đối tượng học viên

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giảng dạy của giảng viên đó là phương pháp. Vì vậy, việc sử dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy là giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên trẻ. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, mỗi giảng viên trẻ cần biết lựa chọn phương pháp phù hợp để phát huy tốt nhất việc truyền tải kiến thức, tạo hứng thú và gợi mở để học viên say mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, mở rộng kiến thức. Trong mỗi bài giảng, giảng viên trẻ cần có cách tiếp cận phù hợp, biết kết hợp các phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp…) với các phương pháp mới (giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, định hướng hành động…), qua đó tạo tình huống phản xạ cho người học, tăng cường phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Sau bài giảng cần tiếp tục định hướng những vấn đề đang đặt ra, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để kích thích tư duy người học.

Giảng viên trẻ được coi là đội ngũ kế cận, tương lai của Khoa, Học viện, là những người mới vào nghề, đang trong độ tuổi thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp... Trong giai đoạn hiện nay, mỗi giảng viên trẻ Khoa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phát huy nỗ lực chủ quan của bản thân trong nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên của Khoa ngày càng vững mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu dạy học các môn lý luận chính trị là tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội.  

     Tài liệu tham khảo:

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2018), Chỉ thị số 23-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

2. Điền Văn Dần (2019), Phát triển năng lực giảng dạy của giảng viên trẻ ở Học viện Chính trị hiện nay trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 về việc tiếp tục đổi mới việc học tập Lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4. Đảng bộ Học viện Lục quân (2020), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Học viện Lục quân lần thứ XIII


Tác giả: KMLNTTHCM. Tô Quốc Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?