Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 793
Tháng 04 : 48.938
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học viên Học viện Lục quân học tập và làm theo phong cách giao tiếp Hồ Chí Minh

Phong cách giao tiếp Hồ Chí Minh là một bộ phận cơ bản trong hệ thống phong cách của Người, là sự thống nhất hữu cơ giữa những quan điểm, tư tưởng toàn diện, sâu sắc với tấm gương tiêu biểu, mẫu mực của Người về giao tiếp, được thể hiện ở cách giao tiếp đúng mực; gần gũi, thân thiện; giản dị, linh hoạt; đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp Người thành công trong quá trình hoạt động cách mạng và đã để lại một phong cách cao quý mà các thế hệ người Việt Nam cần học tập và làm theo.

Học viên ở Học viện Lục quân học tập và làm theo phong cách giao tiếp Hồ Chí Minh là một quá trình tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo trong nhận thức, thực hiện, vận dụng phong cách giao tiếp Hồ Chí Minh vào xây dựng, phát triển, hoàn thiện phong cách giao tiếp của chính họ; được biểu hiện qua cách giao tiếp đúng mực; gần gũi, thân thiện; giản dị, linh hoạt; đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo ở Học viện hiện nay. Cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng học viên cách giao tiếp đúng mực. Đối với Hồ Chí Minh giao tiếp với mọi người, ở đâu, bất cứ đối tượng nào, trong bất cứ tình huống nào đều đúng mực phù hợp với khuôn phép cư xử. Trên cương vị là Người đứng đầu Đảng, Nhà nước, được mọi người kính trọng, tin yêu; Người luôn có khuôn phép cư xử phù hợp với mọi người xung quanh. Đặc biệt, Người luôn tôn trọng quần chúng, phục tùng tập thể, lắng nghe ý kiến từ những người sống, làm việc quanh mình; là một tấm gương mẫu mực ứng xử văn hóa, đầy khiêm nhường, tôn trọng nhân dân.  Để học tập và làm theo phong cách giao tiếp Hồ Chí Minh đòi hỏi  học viên giao tiếp ở đâu, bất cứ tình huống, đối tượng nào đều cư xử đúng mực. Xây dựng quan điểm sống, học tập, rèn luyện của học viên trong quan hệ với những người xung quanh, luôn tôn trọng, phục tùng tập thể, lắng nghe ý kiến ở mọi người. Đồng thời tích cực rèn luyện học viên cách ứng xử văn hóa, đạo đức, nhân ái, vị tha, nhân hậu, đầy khiêm nhường, phù hợp với truyền thống văn hóa và đạo lý dân tộc. Ngoài ra xây dựng học viên tình yêu thương con người, gắn liền với thái độ tôn trọng, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Cần xây dựng người học viên có tấm lòng rộng lượng, khoan dung với mọi người và nghiêm khắc với chính bản thân mình. Phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước, điều lệnh quân đội, quy định của đơn vị, quy chế giáo dục, đào tạo của Học viện. Qua đó, xây dựng cách giao tiếp của học viên thông qua các hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ khi tiếp xúc với mọi người khác thực sự chuẩn mực.

Thứ hai, rèn luyện học viên cách giao tiếp gần gũi, thân thiện. Trong những tháng năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước cho đến sau này, khi Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, phi thường, xuất chúng, nhưng bất cứ ai khi gặp Người đều cảm thấy như rất thân thuộc, gần gũi từ lâu, giao tiếp cởi mở, không một chút xa lạ. Đối với Người một lời cảm ơn, lời khen chân thành, những câu nói đầy nghĩa tình đã xóa đi mọi sự khác biệt, tạo ra không khí thân mật, tình cảm thắm thiết trong ứng xử với mọi người. Những ai gặp Người đều toát lên sự gần gũi, thân thiện, hết sức chân tình. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Người dành tất cả lòng hiền từ ấm áp cho đồng bào, già, trẻ, gái, trai, miền Bắc, miền Nam. Để học tập và làm theo phong cách giao tiếp Hồ Chí Minh đòi hỏi học viên rèn luyện cách giao tiếp gần gũi, thân thiện không có sự phân biệt đẳng cấp, địa vị, dân tộc hay vùng miền. Cần rèn luyện học viên sự kiên trì, chịu khó, biết khắc phục mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ học tập, nghiên cứu khoa học. Phải rèn luyện học viên những lời nói, cử chỉ, việc làm chân tình, gần gũi, thân thiện, đầy nghĩa tình, xóa đi sự khác biệt trong quan hệ với mọi người; tạo ra bầu không khí thân mật, tình cảm thân thương, thắm thiết với đồng đội. Đồng thời, tích cực rèn luyện học viên biết quan tâm đến mọi người, chân thành đối với đối tượng giao tiếp, làm cho mọi người đều có cảm giác thỏa thích, gần gũi, thân mật khi giao tiếp. Thường xuyên rèn luyện học viên tích cực giúp đỡ đồng đội trong lúc hoạn nạn, khó khăn, thực sự quan tâm chia sẻ và cảm thông sâu sắc. Để tạo nên sự gần gũi, thân thiện học viên cần hòa mình vào cuộc sống chung của đồng đội và mọi người. Trong giao tiếp điểm mấu chốt giúp cho học viên có những đồng đội tốt, là sự thông minh, tình cảm chân thành, lòng tin tưởng và hướng tới những giá trị nhân văn cao cả.

Thứ ba, bồi dưỡng học viên cách giao tiếp giản dị, linh hoạt. Sự giản dị của Hồ Chí Minh rất tự nhiên, không phô trương hình thức, nhưng cũng không giản đơn cho qua chuyện. Đối với Người, giản dị luôn là phong cách sống, bản chất của tâm hồn. Khi tiếp xúc với mọi người, từ trang phục đến nói năng của Người đều giản dị, chân thành. Khi Người tiếp xúc với mọi người, từ các cháu nhi đồng, với nông dân cho đến các vị khách quý hay nhiều đối tượng khác luôn hòa chung với mọi người, không xa lạ khi tiếp xúc. Người mặc áo nâu, chân lội ruộng, tay tát nước với nông dân; mặc bộ Kaki bạc màu, đi dép cao su; ăn cùng mâm, nói chuyện niềm nở với mọi người, tất cả đều thể hiện cách giao tiếp vô cùng giản dị. Để học tập và làm theo phong cách giao tiếp Hồ Chí Minh đòi hỏi học viên nắm vững nghệ thuật giao tiếp trong từng tình huống; có cách ứng biến linh hoạt, hợp lý, kịp thời trong từng hoàn cảnh giao tiếp. Học viên cần coi trọng phương pháp tôn trọng đối tượng giao tiếp, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ, tạo ra niềm tin, tình cảm tốt đẹp. Đồng thời trau dồi học viên bản tính, hướng tới giá trị nhân văn, lòng vị tha, tâm hồn cao thượng khi giao tiếp, luôn để lại ấn tượng đẹp đẽ, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Cần xây dựng cho học viên cách giao tiếp giản dị, linh hoạt, phong phú, ứng vạn biến với các đối tượng. Học viên khi giao tiếp với cấp trên, cần có những cử chỉ, lời nói, lịch sự, khiêm nhường; đối với cấp dưới, vô cùng gần gũi, thân thiện; đối với đồng đội bạn bè, phải chân thành, điềm đạm, thân thiết, niềm nở, đúng đắn. Các vấn đề trên luôn quan hệ biện chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất; trong quá trình thực hiện học tập và làm theo học viên ở Học viện Lục quân phải tiến hành đồng thời thì mới mang lại hiệu quả thiết thực./.


Tác giả: KMLNTTHCM. Đào Văn Minh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?