Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 627
Tháng 04 : 46.158
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020)

Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì, người thầy có nhiệm vụ lớn lao, cao cả là đào tạo cán bộ cho nước nhà; là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”, thầy giáo có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

Trong bài phát biểu tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (10/1964) Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa”.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, nền giáo dục thống nhất, đội ngũ nhà giáo Việt Nam đoàn kết nhất trí, quyết tâm xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và ngày 20-11 (ngày Quốc tế hiến chương các Nhà giáo), được toàn thể đội ngũ giáo viên Việt Nam hưởng ứng, đã trở thành sứ mệnh lịch sử của nó. Nhận thức đúng đắn vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục là quyết định đến vận mệnh trường tồn của dân tộc. Ngày 28/9/1982 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT lấy ngày 20/11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Khó có thể tính được công lao của các thế hệ nhà giáo đối với lịch sử, với đất nước và cũng không có ngòi bút nào diễn tả hết được tấm lòng cao thượng, tâm hồn trong sáng, cốt cách thanh cao, khí phách không bao giờ lay chuyển được trước cám dỗ của tiền tài, danh vọng đối với các nhà giáo. Đó là các tấm gương: Nhà giáo tiền bối Chu Văn An tài năng, đức độ sáng ngời; Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu sâu, biết rộng trong mọi lĩnh vực, là nhà tiên tri thời cuộc nổi tiếng… Nối tiếp các nhà giáo Võ Trường Toàn - Người đã khước từ lời mời ra làm quan của Triều đình Huế; Nhà giáo - Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã dùng ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Và tiêu biểu là nhà giáo Nguyễn Tất Thành, Người đã vượt năm châu bốn biển với hành trang duy nhất là lòng yêu nước, đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong gian nan, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một Nhà giáo - Anh hùng giải phóng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới. Kế tiếp sự nghiệp cách mạng của lớp nhà giáo đầu tiên dưới ánh sáng các mạng đó là thầy giáo Trần Phú - dạy trường Tiểu học Cao Xuân Dục - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta (1930-1931). Nhà giáo Hà Huy Tập, dạy trường Tiểu học Nha Trang là Tổng bí thư giai đoạn 1935-1938.

Từ sau cách mạng Tháng 8/1945 đến nay, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cực kì gian khổ đã xuất hiện bao nhà giáo tiêu biểu với nhiều công lao to lớn, góp phần vào xây dựng nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Họ đã đào tạo được lớp lớp các thế hệ học trò có mặt trên mọi lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những ngọn đuốc đem lại ánh hào quang cho biết bao thế hệ; là những con ong cần mẫn chắt chiu vị ngọt cho đời; là người gieo hạt chăm bón cho mùa vàng chân lý nảy mầm, đơm hoa kết trái.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục và vị trí của người giảng viên trong công tác giáo dục - đào tạo, trong những năm qua Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Lục quân luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. Ngày 20/11 sắp đến, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo, những người làm công tác quản lý giáo dục - đào tạo trong Học viện lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Kính chúc các thầy, các cô sức khoẻ, hạnh phúc, luôn giữ vững và phát huy truyền thống Học viện Lục quân anh hùng. Trong thời gian tới, với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo, mỗi giảng viên trẻ Học viện hôm nay cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn những lời dạy quý báu của Người: “Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình…”, có như vậy mới xứng đáng là “người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”, tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gương mẫu đi đầu trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) của Đảng, thực hiện tốt 3 khâu đột phá trong giáo dục - đào tạo, đó là: “Chất lượng giảng dạy tốt nhất; quản lý rèn luyện, học tập nghiêm nhất; kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học cao nhất”, góp phần xây dựng Học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới./.

LĐK


Tác giả: KTHNN. Lê Đình Kiểm
Tổng số điểm của bài viết là: 190 trong 46 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?