Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.472
Tháng 03 : 65.351
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, tiêu hủy vũ khí hạt nhân của Mỹ

Là một cường quốc hạt nhân, để duy trì sức mạnh răn đe của mình, Chính phủ Mỹ phải luôn luôn duy trì và bảo đảm sự an toàn, an ninh và hiệu quả của kho vũ khí hạt nhân của mình. Theo “Báo cáo đánh giá tình hình vũ khí hạt nhân” của Mỹ, dưới đây là một số nội dung về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, tiêu hủy vũ khí hạt nhân của Mỹ, để Mỹ luôn chủ động sử dụng vũ khí hạt nhân trong mọi tình huống.

Mục đích bảo quản, bảo dưỡng vũ khí hạt nhân

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, mục đích của quản lý, bảo quản, bảo dưỡng vũ khí hạt nhân của Mỹ là giữ đầu đạn hạt nhân luôn trong tình trạng tốt và bảo đảm niên hạn sử dụng. Bởi vì, trong quá trình lưu trữ thời gian dài, các chất phóng xạ có thể bị phân rã và bị bẻ gãy liên kết, làm chất nổ bị phân hủy gây ra sự suy giảm về khả năng công phá. Bên cạnh đó, sự không tương thích giữa các chất hóa học và vật liệu chế tạo cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ ăn mòn hóa học khiến cho các chỉ số kỹ chiến thuật của đầu đạn bị ảnh hưởng theo thời gian. Do đó, nếu không được bảo quản, bảo dưỡng đúng quy trình khi đưa vào sử dụng, đầu đạn hạt nhân sẽ không nổ và không phát huy được khả năng hủy diệt của nó. Ngoài ra, thông qua quá trình quản lý, dự trữ đầu đạn hạt nhân để Mỹ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng vũ khí hạt nhân, cũng như đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá tính năng, tác dụng các đầu đạn hạt nhân đang có trong biên chế.

Yêu cầu bảo quản, bảo dưỡng vũ khí hạt nhân

Thứ nhất, khu vực môi trường lưu trữ, bảo quản phải luôn bảo đảm tốt nhất theo yêu cầu

Theo các chuyên gia quân sự, đầu đạn hạt nhân chứa một số lượng lớn vật liệu và thành phần hóa học cực kỳ nhạy cảm với môi trường và có tính phóng xạ cao. Do đó, môi trường lưu trữ, bảo quản yêu cầu phải rất nghiêm ngặt. Các hệ thống vũ khí phóng và đầu đạn hạt nhân phải được lưu trữ một cách có hệ thống để dễ kiểm tra và bảo trì, bảo dưỡng; thiết lập một hệ thống kiểm tra và bảo vệ an ninh hoàn chỉnh; các nhân viên bảo quản phải tuân thủ các quy tắc, quy định nghiêm ngặt, thường xuyên kiểm tra tiêu chuẩn, bảo vệ hiệu quả.

Thứ hai, Chính phủ và lưỡng viện Mỹ kiểm soát chặt chẽ kho vũ khí hạt nhân thông qua luật và cơ quan chuyên trách

Tất cả các hoạt động chủ yếu ở Mỹ đều được Chính phủ và lưỡng viện Mỹ kiểm soát thông qua việc ban hành các dự luật và vấn đề quản lý. Điều 2523, Chương 25 của Bộ luật Mỹ nêu rõ: Giám đốc Cơ quan An ninh Hạt nhân (NNSA) sẽ tham khảo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các quan chức cơ quan chức năng khác thuộc Chính phủ Liên bang đ lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng kho vũ khí hạt nhân.

Thứ ba, Bộ Quốc phòng và Bộ Năng lượng thường xuyên định kỳ kiểm tra, đánh giá báo cáo Chính quyền và lưỡng viện

Bộ Quốc phòng và NNSA là hai cơ quan chính chịu trách nhiệm chung về quản lý đối với đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Trong đó, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm về việc vận chuyển các đầu đạn tới khu vực có yêu cầu nhiệm vụ quân sự và vận hành đầu đạn khi tiến hành thực chiến, NNSA chịu trách nhiệm giám sát, thực hiện nghiên cứu, phát triển, sản xuất, thử nghiệm và đánh giá đầu đạn hạt nhân để đáp ứng nhu cầu của Bộ Quốc phòng. Sự hợp tác và phối hợp giữa hai bộ này được điều phối bởi Ủy ban Vũ khí hạt nhân.

Tng thống Mỹ quyết định về số lượng vũ khí hạt nhân phải dự trữ hàng năm

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân của Bộ Quốc phòng Mỹ (vào tháng 3 hàng năm) sẽ đ trình các yêu cầu quân sự cho các nhiệm vụ liên quan đến vũ khí hạt nhân lên Ủy ban Vũ khí hạt nhân. Sau đó, Ủy ban Vũ khí hạt nhân chuyển kế hoạch dự trữ tới Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Năng lượng xem xét lại lần cuối, trước khi báo cáo lên Tổng thống trước ngày 30/9 hàng năm (trừ khi Tổng thống yêu cầu thêm thời gian để cân nhắc). Sau đó, Tổng thống sẽ quyết định quy mô và số lượng kho vũ khí hạt nhân chính thức năm quân sự kế tiếp.

Phân loại dự trữ đầu đạn hạt nhân

Căn cứ vào khả năng tác chiến, các cơ quan chức năng của Mỹ chia đầu đạn hạt nhân dự trữ thành hai loại: Đầu đạn trong trạng thái sẵn sàng tác chiến và đầu đạn dự trữ. Nếu phân loại theo tính chất, vị trí và yêu cầu bảo trì của đầu đạn, đầu đạn trong trạng thái tác chiến lại được chia thành 3 loại gồm: Chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh (RS-1), chuẩn bị đề phòng chiến tranh (RS-2) và chuẩn bị bảo đảm (RS-3). Trong khi đó, đầu đạn dự trữ cũng được chia thành 3 loại gồm: Đầu đạn dự trữ chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh (RS-4), đầu đạn dự trữ chuẩn bị đề phòng chiến tranh (RS-5), đầu đạn dự trữ chuẩn bị cho bảo đảm (RS-6).

Hiện đại hóa đầu đạn hạt nhân

Việc hiện đại hóa đầu đạn hạt nhân của Mỹ bao gồm ba phương pháp: Cải tiến động năng, cải tiến thiết kế ngoại hình và kéo dài niên hạn sử dụng.

Cải tiến động năng liên quan tới việc thay thế các thành phần cấu trúc hoặc kiểm tra các thành phần có niên hạn sử dụng nhất định đồng thời khắc phục các vấn đề phát sinh, hỏng hóc. Hoạt động này không ảnh hưởng tới tính năng kỹ chiến thuật, sức công phá và khả năng trực chiến của đầu đạn hạt nhân. Ví dụ, kế hoạch cải tiến động năng của đầu đạn hạt nhân W88 sẽ được hoàn thành trong năm 2024 chủ yếu là thay thế hệ thống bảo vệ, ngòi nổ, hệ thống đánh lửa và chất nổ năng lượng cao truyền thống.

Cải tiến thiết kế ngoại hình là việc thay đổi thiết kế của các thành phần chính, ví dụ như xử lý việc mất kiểm soát khi tên lửa đang bay, tăng cường khả năng an toàn, kéo dài niên hạn sử dụng đối với các linh phụ kiện thân vỏ.

Kéo dài niên hạn sử dụng đầu đạn hạt nhân là quá trình có những đánh giá và biện pháp phức tạp. Thông thường, các đầu đạn hạt nhân có niên hạn khoảng 20 năm, thông qua kéo dài niên hạn có thể lên đến 30 năm. Tuy nhiên, để thực hiện được quy trình này phải được sự cho phép của Tổng thống hoặc Quốc hội. Được biết, hiện nay Mỹ đã và đang thực hiện kế hoạch kéo dài tuổi thọ các đầu đạn hạt nhân W76-1, B61-12, W80-4 và xây dựng kế hoạch năm 2020 sẽ kéo dài tuổi thọ đầu đạn W78/88-1.

Tháo gỡ và xử lý đầu đạn hạt nhân khi hết niên hạn sử dụng

Tại các kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, hàng năm đều có những đầu đạn hạt nhân hết niên hạn sử dụng và phải tiến hành tháo gỡ, xử lý. Theo thống kê hàng năm, Mỹ phải tháo gỡ, tiêu hủy khoảng 300 đầu đạn hạt nhân đã hết niên hạn sử dụng phải loại trừ. Các thành phần và vật liệu bị tháo gỡ sẽ được tái sử dụng, lưu trữ, tái chế, giám sát hoặc tiến hành xử lý. Việc xử lý phải đảm bảo các quy định về an toàn hạt nhân, rò rỉ phóng xạ theo pháp luật của Bang và Liên bang; khi xử lý ngoài việc hủy bỏ chức năng, vũ khí hạt nhân còn được sử dụng cho mục đích quân sự khác.

Theo số liệu thống kê của Mỹ, tính đến năm 1991 Mỹ đã sản xuất được 70.000 đầu đạn hạt nhân các loại. Trong đó, năm 1967 là năm mà lượng dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn nhất lên tới 31.255 đầu đạn. Chính vì vậy, công tác tháo gỡ, tiêu hủy đầu đạn hạt nhân của Mỹ với khối lượng lớn. Được biết, từ năm 1994-2016, Mỹ đã tháo gỡ 10.681 đầu đạn hạt nhân nhưng đây chỉ là một phần của số đầu đạn hạt nhân đã được Mỹ thải loại do hết niên hạn trước năm 2009. Từ năm 2009-2016, Mỹ có khoảng 1.255 đầu đạn hạt nhân đang chờ được tháo gỡ, xử lý. Tháng 5/2011, Bộ Năng lượng Mỹ khi công bố chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân đã nêu rõ, dự kiến đến cuối năm 2022, Mỹ sẽ tháo gỡ và tiêu hủy xong toàn bộ số đầu đạn hạt nhân đã hết niên hạn sử dụng trước năm 2009.

Các chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, Mỹ là quốc gia có số lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Mỹ luôn coi vũ khí hạt nhân là công cụ răn đe hữu hiệu trước các đối thủ. Tuy nhiên, nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra thì thế giới sẽ “không có người chiến thắng, không có người chiến bại và không có người làm chứng”. Hơn ai hết, Mỹ luôn thấu hiểu điều đó, nên một mặt Mỹ âm thầm phát triển vũ khí hạt nhân với sức công phá ngày càng lớn với mục đích chính là làm phương tiện răn đe; bên cạnh đó, Mỹ rất chú trọng quản lý, bảo dưỡng vũ khí hạt nhân để bảo đảm an toàn cho chính nước Mỹ./.

N.T.L


Tác giả: PTT. Nguyễn Tùng Lâm
Nguồn:MISTEN Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 11 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?