Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.343
Tháng 04 : 57.989
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thục luyện và thông qua bài giảng - một trong những biện pháp quan trọng trong công tác chuẩn bị của đội ngũ giảng viên Khoa Chỉ huy - Tham mưu

Những năm vừa qua, đội ngũ giảng viên của Khoa được cấp trên bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Tuy nhiên, quân số vẫn có nhiều biến động do một số đồng chí giảng viên có kinh nghiệm, thâm niên giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trải qua chiến đấu ngày càng giảm; một số đồng chí được cử đi học, đi thực tế; lưu lượng học viên tăng, đối tượng giảng dạy nhiều. Trong khi, quân số trực tiếp tham gia giảng dạy còn thiếu so với biên chế, với khối lượng công việc nhiều, cán bộ giảng viên có lúc phân tán do yêu cầu nhiệm vụ.

Vấn đề mà cấp ủy, chỉ huy Khoa luôn đặt ra hiện nay là: Để có những bài giảng mẫu, tiết giảng hay, hiệu quả nhằm nâng cao được chất lượng giáo dục - đào tạo trước sự tác động của cuộc Cách mạng 4.0 nói chung, nhất là nhiệm vụ xây dựng Học viện theo mô hình nhà trường thông minh, trong đó xây dựng đội ngũ giảng viên có kiến thức toàn diện, phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm tốt để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Trong thời gian tới, dự kiến chương trình đào tạo sẽ có bước phát triển mới theo hướng tích hợp các đối tượng đào tạo. Vì vậy, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, trong đó, giải quyết tốt việc bồi dưỡng giảng viên, đặc biệt thục luyện và thông qua bài giảng ở Khoa Chỉ huy - Tham mưu hiện nay.

Đại tá, TS Lê Thanh Bình, Chủ nhiệm Khoa chủ trì Ngày Phương pháp thông qua bài giảng cho giảng viên

Một là, cấp ủy, chỉ huy Khoa thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt việc bồi dưỡng cán bộ, giảng viên. Thường xuyên tổ chức quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, tiếp tục thực hiện có hiệu quả “3 nội dung đột phá” nhất là trong việc nâng cao chất lượng bài giảng, tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo; phù hợp với nội dung, chương trình và từng đối tượng học viên. Căn cứ vào tình hình thực tế, chỉ huy Khoa, Chủ nhiệm các bộ môn đã có kế hoạch cụ thể, chủ động phân công bài giảng cho giảng viên, chú trọng bồi dưỡng các đồng chí giảng viên mới. Thực hiện thống nhất quy trình thục luyện, thông qua, phê duyệt bài giảng, kế hoạch giảng bài. Yêu cầu đặt ra là những đồng chí giảng viên mới phải được thông qua theo phân cấp. Đồng thời, chú trọng rèn luyện phương pháp, tác phong sư phạm, vận dụng phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học vào quá trình giảng dạy có hiệu quả.

Hai là, hằng tuần, tháng căn cứ vào lịch huấn luyện của Phòng Đào tạo, chỉ huy Khoa phân công bài giảng cho các đồng chí giảng viên để chủ động biên soạn, thục luyện, thông qua bài giảng từ bộ môn đến cấp Khoa. Từ đó, rút ra những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh để kịp thời chỉnh sửa, tạo điều kiện cho giảng viên đủ điều kiện để lên lớp cho các đối tượng học viên. Việc thông qua bài giảng có thể tiến hành vào ngày phương pháp hoặc căn cứ vào tình hình cụ thể để bố trí, chú trọng bồi dưỡng nội dung, phương pháp sư phạm cho giảng viên, giúp cho giảng viên vững tin hơn trước mỗi bài giảng, tiết giảng. Đồng thời, khơi dậy và phát huy tính tích cực và thực hiện tốt nguyên tắc “cấp trên dạy cấp dưới”, chú trọng xây dựng đội ngũ “giảng viên nòng cốt”.

Ba là, tổ chức dự giờ lên lớp của giảng viên khi giảng viên thực hành giảng bài trên giảng đường; cấp ủy, chỉ huy Khoa chủ động phân công giảng viên dự giờ nhằm rút kinh nghiệm kịp thời trong giảng dạy là một phương pháp tốt nhất. Có thể rút kinh nghiệm ngay hoặc sau buổi lên lớp và thông qua ngày phương pháp giúp cho giảng viên hiểu sâu sắc hơn về cách thức, phương pháp truyền đạt, kết hợp phương tiện dạy học để mỗi nội dung, bài giảng đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Kịp thời rút kinh nghiệm để chỉ ra những vấn đề thiếu sót cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của giảng viên, động viên nhắc nhở kịp thời, giúp cho giảng viên vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, tạo niềm tin, tâm huyết, yêu mến nghề nghiệp.

Giảng viên thực hành giảng dạy trên giảng đường

Bốn là, phát huy vai trò của Tổ khoa học và thực hiện có hiệu quả ngày phương pháp. Phát huy tính tích cực, tự giác học tập những đồng chí giảng viên có nhiều kinh nghiệm học ở đồng chí, đồng đội về phương pháp, tác phong công tác, trình độ sư phạm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tích cực tham gia trao đổi, cập nhật thông tin, đặc biệt các nội dung có liên quan, có như vậy trình độ của giảng viên được nâng lên một cách toàn diện.

Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên, trong đó, thục luyện và thông qua bài giảng là nhiệm vụ rất quan trọng quyết định đến kết quả huấn luyện của Khoa, Học viện. Vì vậy, cần phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy Khoa; đồng thời, phát huy trách nhiệm của mọi cán bộ, giảng viên nhằm đào tạo một đội ngũ giảng viên giỏi về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Khoa./.

P.T.H


Tác giả: KCH. Phan Trọng Hưng
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?