Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 999
Tháng 04 : 46.530
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quân y Học viện triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm A/H5N1 và các dịch bệnh theo mùa

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vừa qua tại tỉnh Prey Veng, Campuchia (có đường biên giới với Việt Nam) ghi nhận 02 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1), trong đó một trường hợp bệnh nhi đã tử vong; ngoài ra còn một số trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

 Hiện tại nước ta chưa ghi nhận dịch bệnh trên gia cầm cũng như trên người, nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập là rất cao, do các quốc gia đang đẩy mạnh các hoạt động du lịch, giao thương.

Cúm A/H5N1 thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A, là nhóm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao; mặt khác, giai đoạn giao mùa Xuân - Hè, một số bệnh truyền nhiễm dễ phát sinh thành dịch như: Nhiễm vi rút đường hô hấp cấp, quai bị, sốt xuất huyết... Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm A/H5N1 và các dịch bệnh khác lây lan vào Quân đội nói chung và tại Học viện nói riêng.

Các triệu chứng và cách phòng các bệnh:

* Cúm A/H5N1: Người nhiễm cúm A/H5N1 thường có những triệu chứng diễn biến cấp tính giống với các loại cúm thông thường, nhưng có thể kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hơn. Những dấu hiệu cơ bản bệnh cúm A/H5N1 cần lưu ý:

- Sốt cao liên tục trên 38oC

- Cảm thấy rét run, mệt mõi, choáng váng đầu óc.

- Đau ngực, tim đập nhanh.

- Đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm.

- Chỉ sau nữa ngày, các triệu chứng do cúm A/H5N1 trở nên trầm trọng. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Các triệu chứng đi kèm là đau lan tỏa, mệt mõi đặc biệt là đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man.

- Cách phòng ngừa: Cúm là loại virus có nhiều chủng loại và biến đổi hàng năm, kể cả chủng A/H5N1, để chủ động phòng chống (theo khuyến cáo của Bộ Y tế) cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

+ Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

+ Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho cơ quan quân y, chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

+ Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

+ Hiện nay, thế giới vẫn chưa có vắc xin phòng cúm A/H5N1. Tuy nhiên, tiêm phòng các chủng virus cúm nguy hiểm khác chính là biện pháp hiệu quả nhằm tránh sự nhầm lẫn giữa virus cúm A/H5N1 với các loại virus cúm khác.

* Bệnh Quai bị: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và có thể gây ra những biến chứng lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của nam giới.

 Dấu hiệu nhận biết chính và đặc trưng của bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt khiễn cho vùng má dưới mang tai phình ra, có thể một bên hoặc cả hai bên; đau khi nhai hoặc nuốt; sốt; đau nhức đầu; đau nhức cơ; mệt mõi và cảm thấy yếu ớt; mất cảm giác ngon miệng.

* Bệnh sốt xuất huyết:

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong, với các triệu chứng:

- Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày.

- Biểu hiện xuất huyết, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Da sung huyết, phát ban.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

- Có thể nổi hạch (thường hay gặp ở quanh khuỷu tay).

- Các biện pháp phòng, chống:

+ Tuyên truyền cho bộ đội hiểu về bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng, chống chủ động. Thực hiện nằm ngủ trong màn tuyệt đối, xoa thuốc chống muỗi đốt lên vùng da hở khi làm việc, nhất là khi đi dã ngoại, đi làm công tác dân vận vào vùng có sốt xuất huyết đang bùng phát.

+ Thường xuyên tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy: Loại bỏ các ổ đọng nước xung quanh doanh trại, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt phải có nắp đậy thật kín hoặc thả cá. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh….Đây là biện pháp hàng đầu và hiệu quả nhất.

Thực hiện Ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Học viện, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật đề nghị chỉ huy các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

1. Các cơ quan, đơn vị quán triệt cán bộ, nhân viên, học viên và người lao động chủ động cập nhật, theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình dịch bệnh trên gia cầm, trên người tại gia đình và địa bàn đóng quân; thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn của cơ quan quân y về phòng chống dịch bệnh; phối hợp với cơ quan quân y chủ động tham mưu, đề xuất triển khai kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các biện pháp phòng, chống, không để dịch lây lan vào đơn vị.

2. Tăng cường tuyên truyền kiến thức cơ bản về dịch bệnh cúm A/H5N1 và các biện pháp phòng chống; chủ động thực hiện những biện pháp dự phòng cá nhân, tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính, với gia cầm ốm, chết; đảm bảo ăn chín uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn...

3. Ban Quân y và quân y tuyến cơ sở thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm, thuỷ cầm ở khu vực tăng gia của đơn vị; kịp thời xử lý các ổ dịch cúm trên gia cầm theo đúng quy định của Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp viêm phổi do vi rút và các dịch bệnh truyền nhiễm khác tại đơn vị, như COVID-19, quai bị, sốt xuất huyết...; tiến hành các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời. Bệnh xá chú trọng khám, chẩn đoán nhanh các hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính, phát hiện sớm ngay ca bệnh đầu tiên, kịp thời thông báo ngay cho Chủ nhiệm Quân y để triển khai các biện pháp phòng, chống theo quy định.

5. Tổ chức tốt công tác bảo đảm ăn uống, chăm sóc sức khỏe bộ đội; quản lý chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng lương thực, thực phẩm, nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt; không vận chuyển, chế biến, sử dụng gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; tăng cường công tác quản lý sức khỏe bộ đội, đặc biệt chú ý các trường hợp đi, đến, ở từ vùng dịch về đơn vị; kết hợp duy trì thực hiện các chế độ sinh hoạt, học tập, hoạt động thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe./.


Tác giả: PHCKT. Phạm Thị Phương Dung
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?