Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.955
Tháng 03 : 65.834
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhận diện và phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ sỹ quan trẻ và quân nhân chuyên nghiệp ở Học viện Lục quân hiện nay

Tín dụng đen” hay còn gọi là tín dụng phi chính thức, tín dụng ngầm, tín dụng nặng lãi, luôn ẩn chứa những rủi ro lớn cho cả người đi vay và người cho vay. Nhằm chỉ các dạng hoạt động tín dụng dân sự không qua hệ thống ngân hàng hay tổ chức tín dụng chính thức, không đăng ký kinh doanh, chưa được cấp phép, chưa có qui định, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan quản lý Nhà nước nào. Tiềm ẩn nhiều rủi ro, đổ vỡ gây hậu quả nặng nề về kinh tế, trật tự an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng.

Đặc trưng cơ bản của “tín dụng đen” là giao dịch vay, mượn tiền ngầm, người vay và người cho vay đều không muốn tiết lộ cho nhiều người biết; lãi suất huy động và cho vay cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng; thủ tục đơn giản, đôi khi không cần bất cứ điều kiện đảm bảo nào; không tuân thủ những quy tắc tín dụng và sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về bản chất, đó là một loại giao dịch dân sự vô hiệu một phần, vì thế không nhận được sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền về tác hại của "tín dụng đen" ở Trung tâm Bảo đảm huấn luyện - Phòng Đào tạo

 

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Lục quân và cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp, sự phối hợp, hiệp đồng của các cơ quan, đơn vị, các lực lượng trong và ngoài Học viện, công tác phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ sĩ quan trẻ (SQT) và quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Học viện. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tình trạng vi phạmtín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN ở Học viện còn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, một số SQT và QNCN vi phạm kỷ luật liên quan đến “tín dụng đen” gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới bản thân, gia đình, đơn vị, xã hội.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có sự tác động thường xuyên, trực tiếp từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; những tiêu cực, tệ nạn xã hội; công tác phối hợp, hiệp đồng của các tổ chức, các lực lượng trong phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN còn hạn chế; ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện của một số SQT và QNCN thấp. Vì vậy, để phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN ở Học viện Lục quân hiện nay có hiệu quả, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Một là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và các lực lượng đối với việc phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN ở Học viện Lục quân hiện nay

Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tăng cường lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, pháp luật, thường xuyên thông báo tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân; định hướng tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, lối sống trong sạch lành mạnh; nâng cao nhận thức về bản chất, hình thức, thủ đoạn và các nguyên nhân, con đường dẫn tới “tín dụng đen”; cảnh báo những hậu quả có thể sẽ phải gánh chịu khi tham gia “tín dụng đen” để quân nhân phòng tránh. Chú trọng thực hiện tốt việc phân loại và quản lý chặt chẽ những SQT và QNCN có hoàn cảnh khó khăn, có biểu hiện đạo đức, lối sống không lành mạnh, quan hệ xã hội phức tạp, có biểu hiện bất thường, vi phạm kỷ luật, quy định nhiều lần, có những vấn đề bế tắc trong cuộc sống. Gắn trách nhiệm giáo dục, quản lý bộ đội với trách nhiệm của cấp ủy, người chỉ huy cơ quan, đơn vị khi để quân nhân trong đơn vị tham gia “tín dụng đen”, xác định đây là một tiêu chí cơ bản trong nhận xét đánh giá kết quả lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng hằng năm. Các cơ quan chức năng và các tổ chức quần chúng cần thực hiện tốt công tác tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo đối với các hoạt động phòng, chống “tín dụng đen” và phát huy trách nhiệm giáo dục, rèn luyện, vận động quần chúng, đoàn viên, hội viên xung kích trong các hoạt động phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN ở đơn vị.

Hai là tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN phù hợp với từng đơn vị, sát từng đối tượng và tình hình thực tiễn

Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, quản lý bộ đội làm cho SQT và QNCN có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Triển khai đồng bộ, gắn chặt việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với đẩy mạnh Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức làm cho SQT và QNCN có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, không sa vào chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội.

Đổi mới hình thức, biện pháp phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN hiện nay phải đổi mới nội dung công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác quản lý để lựa chọn vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp cụ thể phù hợp với nội dung, sát với thực tế đơn vị và đối tượng cụ thể. Cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo hình thức, biện pháp bồi dưỡng cho SQT và QNCN hiện nay như: Tổ chức các đợt thi tìm hiểu, giao lưu, mời chuyên gia giới thiệu và trao đổi kinh nghiệm, tọa đàm, diễn đàn thanh niên, các lớp, các đợt bồi dưỡng kiến thức liên quan “tín dụng đen”, các lĩnh vực của đời sống xã hội, kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, kỹ năng sống, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, cảm hóa con người và năng lực tiến hành phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN; hướng SQT và QNCN vào những hoạt động phong phú, bổ ích tại đơn vị.

Ba là tăng cường quản lý toàn diện đối với SQT và QNCN gắn với phát huy vai trò tự giáo dục, tự quản lý của mỗi SQT, QNCN trước những hình thức, thủ đoạn, của “tín dụng đen”

Cấp ủy, cán bộ chủ trì, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự gần gũi, sâu sát, hòa đồng với SQT và QNCN; luôn lắng nghe ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tạo được lòng tin của SQT và QNCN để họ sẵn sàng giãi bày, tâm sự, báo cáo với cán bộ những khó khăn trong cuộc sống, những vướng mắc về tư tưởng, những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng như với chính người thân của mình mà không e ngại, sợ sệt, lẩn tránh cán bộ. Cán bộ phải thật sự yêu thương cấp dưới, luôn chia sẻ với cấp dưới những khó khăn trong cuộc sống, không nên thờ ơ, lãnh đạm trước những khó khăn, thiếu thốn, những thiệt thòi của cấp dưới.

Tăng cường quản lý chặt chẽ kỷ luật, trên cơ sở duy trì nghiêm các chế độ, nền nếp chính quy theo điều lệnh, điều lệ của Quân đội. Trong đó, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Công văn số 4538/VP-PC (P4) ngày 03 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng, Bộ Quốc phòng về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm kỷ luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; Chỉ thị số 91/CT-BQP, ngày 22/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường quản lý, giáo dục và chấp hành kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Công văn số 763/CT-BV, ngày 22/5/2013 của Tổng cục Chính trị về tăng cường giáo dục, quản lý, duy trì nghiêm kỷ luật không để xảy ra các vụ việc quân nhân tham gia đánh bạc, lừa đảo, vay nợ… Cùng với đó, tăng cường công tác nắm, quản lý đến từng quân nhân mọi lúc, mọi nơi, nhất là trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, các mối quan hệ ngoài đơn vị. Kiểm tra theo chế độ và đột xuất các giấy tờ tùy thân của SQT và QNCN vì đây là những vật thường được thế chấp để vay nợ.

Bốn là xử lý kịp thời những vụ việc SQT và QNCN tham gia hoạt động “tín dụng đen”

Khi phát hiện SQT và QNCN tham gia hoạt động “tín dụng đen”, cấp ủy, chỉ huy đơn vị phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp và xử lý kiên quyết. Thường xuyên nắm, kiểm tra, phát hiện các trường hợp quân nhân có dấu hiệu tham gia cờ bạc, lừa đảo tài sản, vay nợ không có khả năng chi trả, kinh doanh trái pháp luật hoặc có biểu hiện thua lỗ để có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ các vụ việc xảy ra, tìm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Cần quản lý chặt, bảo vệ SQT, QNCN không để “xã hội đen” tự “xử lý” người của đơn vị, hoặc SQT, QNCN trong tình trạng quẫn bách, thiếu bản lĩnh, bế tắc dẫn đến những hành vi nghiêm trọng như tự tử, tự sát,… Trên  cơ sở quy định của pháp luật và diễn biến của sự việc, cần tiến hành trao đổi, đối thoại, hòa giải với các bên liên quan, đề xuất hướng xử lý có lý, có tình, đúng pháp luật, không làm vụ việc phức tạp thêm.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng Điều lệnh quản lý bộ đội. Đồng thời xử lý nghiêm cán bộ liên đới trách nhiệm khi để đơn vị xảy ra vụ việc vi phạm “tín dụng đen” theo đúng Thông tư Thông tư 192/2016/TT-BQP ngày 16/11/2016 của Bộ Quốc phòng “Quy định việc áp dựng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng”.

Trong những năm tới, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường, “tín dụng đen” sẽ còn tiếp tục có những ảnh hưởng sâu rộng hơn nữa đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung và Quân đội nói riêng. Vì vậy, cần phải quan tâm thích đáng trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiều nội dung, giải pháp cơ bản, sát thực, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống “tín dụng đen” trong đội ngũ SQT và QNCN ở Học viện Lục quân hiện nay./.

 


Tác giả: Trần Viết Sung
Nguồn:Tạp chí Nghiên cứu CT-CD Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?