Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.183
Tháng 04 : 63.061
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quảng trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972

Thực hiện quyết tâm đánh bại Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định mở cuộc tiến công chiến lược quy mô lớn trên toàn miền Nam trong năm 1972, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng và cục diện chiến trường có lợi cho ta, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Trị - Thiên được xác định là hướng tiến công chủ yếu. Nơi đây được xem là địa bàn chiến lược rất quan trọng đối với cả ta và địch, năm 1972, Quảng Trị là chiến trường khốc liệt nhất, đã từng diễn ra các cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Đối với Mỹ và chính quyền Sài Gòn, Quảng Trị là “lá chắn thép” nhằm ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng và sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam, nên địch bố trí ở đây những đơn vị rất thiện chiến. Chiến dịch Trị - Thiên giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và 3 xã thuộc huyện Hương Điền tỉnh Thừa Thiên.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ năm 1972, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề: “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 – Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 14 điểm cầu, Học viện Lục quân rất vinh dự là một trong những điểm cầu đó. Chủ trì điểm cầu tại Học viện Lục quân, đồng chí Thiếu tướng, PGS.TS Trần Khắc Đào, Phó Giám đốc Học viện. Tham dự Hội thảo tại điểm cầu Học viện Lục quân có các đồng chí là lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng; đại biểu chỉ huy các phòng, khoa, hệ quản lý học viên; đại biểu chỉ huy Ban Khảo thí, Ban Tuyên huấn/Phòng Chính trị. 

Đồng chí Thiếu tướng, PGS.TS Trần Khắc Đào, Phó Giám đốc, Chủ trì điểm cầu Học viện Lục quân

Tại Hội thảo, với tinh thần khách quan, khoa học, đổi mới, sáng tạo, các nhà khoa học đã tập trung làm sâu sắc hơn, sáng tỏ hơn một số vấn đề sau:

Một là, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, trực tiếp là Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch, quân và dân ta đã vượt qua khó khăn, gian khổ, chiến đấu giải phóng tỉnh Quảng Trị, đánh bại cuộc Hành quân “Lam Sơn 72” của Mỹ và quân đội Sài Gòn, giữ vững vùng giải phóng và Thành cổ Quảng Trị, cùng với thắng lợi của các hướng tiến công khác trong cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam năm 1972 và chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972, góp phần tạo nên bước ngoặt quyết định cục diện chiến tranh, đánh bại một bước quan trọng Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến của Nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.

Hai là, tham luận của các đồng chí lãnh đạo, tướng lĩnh, sĩ quan, nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học đã nêu bật tầm vóc, ý nghĩa, cung cấp nhiều tư liệu quý, những nhận định mới về hướng tiến công chủ yếu Trị - Thiên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Ba là, nội dung và kết quả của Hội thảo góp phần giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, hiểu đúng về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử Chiến thắng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972, nửa thế kỷ Quảng trị xây dựng, đổi mới và phát triển; khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng tiến công, nhằm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Quân đội giao phó.

Bốn là, Hội thảo là dịp để chúng ta bày tỏ lòng thành kính và sự tri ân sâu sắc đối với các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các đồng chí cựu chiến binh và toàn thể đồng chí, đồng bào đã tham gia, cống hiến và hy sinh để Nhân dân ta được tự do, đất nước ta được độc lập, trường tồn. Những bài học, kinh nghiệm quý cần được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Năm là, Hội thảo là dịp quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị giới thiệu với các quý vị đại biểu, quân và dân cả nước về những thành tựu của tỉnh nhà trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Sau hơn 3 giờ làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội thảo khoa học: “Giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ năm 1972 – Nửa thế kỷ xây dựng, đổi mới và phát triển” đã hoàn thành tốt đẹp nội dung, chương trình, kế hoạch xác định, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Kết quả của Hội thảo góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí độc lập, tự cường, niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; tạo sự thống nhất về nhận thức, góp phần đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, phản động./.      

N.V.P


Tác giả: PKHQS. Nguyễn Văn Phương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?