Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 442
Tháng 03 : 66.778
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác bồi dưỡng giảng viên- một nội dung quan trọng ở Khoa Quân sự địa phương

Công tác bồi dưỡng giảng viên ở Khoa Quân sự địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Cấp ủy, Chỉ huy Khoa luôn quan tâm và tổ chức chỉ đạo thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều kết quả thiết thực góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của Học viện trong những năm vừa qua.

Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác huấn luyện thì công tác bồi dưỡng giảng viên cần phải được coi trọng.

Đại tá, PGS.TS Trần Văn Thành, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ nhiệm Khoa phát biểu công tác Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục-đào tạo năm học 2019-2020.

Không thể phủ nhận, với nhiều giảng viên ở Khoa có trình độ, học hàm, học vị, kiến thức sâu rộng về khoa học quân sự nói chung, kiến thức quân sự địa phương nói riêng, giảng viên của Khoa luôn đồng hành cùng với các đơn vị trong Học viện thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục-đào tạo, tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ học viên. Ngoài hệ thống kiến thức khoa học xã hội nhân văn, Chiến thuật binh chủng hợp thành, kiến thức quân sự địa phương cũng rất phong phú, đa dạng liên quan rất nhiều đến các văn bản của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta, thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước và tư tưởng chỉ đạo, đem đến cho người học những hiểu biết đúng đắn nhất.

Xuất phát từ thực tế khách quan; đội ngũ giảng viên của Khoa trong những năm vừa qua có nhiều biến động do một số đồng chí có trình độ, thâm niên giảng dạy lâu năm đến tuổi nghỉ hưu, một số đồng chí đi học, đi thực tế, đối tượng học viên tăng, số giảng viên còn lại ở Khoa phải đảm nhiệm nhiều đối tượng cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, Khoa có đặc điểm riêng biệt khác với các khoa trong Học viện đó là: Giảng viên được điều động về khoa công tác đa số là đào tạo Chỉ huy tham mưu-binh chủng hợp thành, có đồng chí được đào tạo một năm kiến thức cơ bản còn hạn chế, cương vị giảng dạy cho đối tượng cao hơn, nhiều đồng chí lại chưa qua thực tế ở đơn vị, địa phương của cấp đào tạo, có đồng chí chuyển vùng về Khoa lại chưa qua lớp đào tạo giảng viên nên nghiệp vụ sư phạm chưa có, đảm nhiệm công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Phương pháp tiếp cận thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy của số ít giảng viên còn chậm, có đồng chí không biết khai thác nguồn thông tin đó ở đâu, cũng có đồng chí việc ham học hỏi có những mức độ nhất định, ngại tiếp cận thông tin, thiếu sự hỗ trợ của các giảng viên có trình độ và các giảng viên có nhiều kinh nghiệm. Không ít giảng viên thiếu sự chủ động, thiếu tính khoa học, không bám sát tài liệu chuẩn trong quá trình chuẩn bị nên có những nội dung chưa có tính cập nhật, chưa sát với thực tiễn.

Một vấn đề đặt ra hiện nay là; lưu lượng học viên nhiều, giảng viên thiếu, cường độ làm việc cao, giảng viên chuẩn bị nhiều nội dung, có những nội dung chuẩn bị bằng phương pháp truyền thống nên không có nhiều thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung giảng dạy, có đồng chí lo làm sao truyền đạt được hết nội dung, bài giảng ít có tính định hướng, chưa phát huy được tính tích cực của người học, nhiều tiết giảng còn mang tính thuyết trình là chủ yếu.

Để có những tiết giảng hay, hiệu quả thiết thực, nâng cao được chất lượng giáo dục-đào tạo trong thời kỳ kinh tế tri thức và sự tác động của cuộc Cách mạng 4.0, yêu cầu đội ngũ giảng viên của Khoa phải có kiến thức toàn diện sâu rộng hơn để đáp ứng với yêu cầu trong thời gian tới giảng dạy cho các đối tượng học viên tích hợp đây là nhiệm vụ rất quan trọng theo chương trình đổi mới của Bộ Quốc phòng. Trên cơ sở đó, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo trong đó cần giải quyết tốt một số vấn đề về bồi dưỡng giảng viên ở Khoa Quân sự địa phương hiện nay.

Một là, đối với Cấp ủy, Chỉ huy Khoa thực hiện tốt công tác lãnh đạo, tổ chức tốt việc bồi dưỡng giảng viên. Để khắc phục sự thiếu hụt về đội ngũ giảng viên, Cấp ủy, Chỉ huy Khoa tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên về nhiệm vụ giáo dục-đào tạo, tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giảng viên để nhanh chóng đáp ứng với chương trình tích hợp trong đào tạo, cán bộ Khoa, Chủ nhiệm bộ môn phải có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chủ động phân công giảng viên có khả năng, trình độ, kiến thức toàn diện tiến hành làm mẫu, bồi dưỡng trên từng mặt, từng công việc, thực hiện yếu khâu nào, bồi dưỡng hướng dẫn khâu đó, tổ chức thông qua bài giảng, bài tập, nội dung thảo luận, từ đó rút ra những vấn đề cần phải bổ sung, điều chỉnh cho giảng viên kịp thời định hướng xác định cho giảng viên đi đúng hướng để nâng cao chất lượng cho giảng viên. Có thể thông qua ngày phương pháp để bồi dưỡng cho giảng viên, Tổ khoa học của Khoa có thể thông qua bài giảng, bài tập của giảng viên, chú trọng bồi dưỡng nội dung, phương pháp sư phạm cho giảng viên, giúp cho người giảng viên càng vững tin hơn trước mỗi tiết giảng, bài giảng. Biết khơi dậy và phát huy tính tích cực của giảng viên và thực hiện tốt nguyên tắc: “Cấp trên dạy cấp dưới”, chú trọng xây dựng lực lượng “giảng viên nòng cốt”.

Đại tá, TS Trịnh Quang Ninh, Bí thư Chi bộ, Phó Chủ nhiệm Khoa bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên.

Hai là, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo của mỗi giảng viên. Trước hết mỗi giảng viên phải có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, luôn xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình là một giảng viên để thấy rõ trách nhiệm của mình trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Quá trình thực hiện nhiệm vụ người giảng viên đóng vai trò định hướng và học viên là những người trực tiếp, chủ động trong quá trình học tập. Để đáp ứng được yêu cầu đó, Người thầy cần phải giải quyết cho được là: “tự bồi dưỡng, tự đào tạo”, luôn tích cực tìm tòi, nghiên cứu, tra cứu nguồn thông tin cập nhật mới nhất để phục vụ cho quá trình giảng dạy, luôn trau dồi kiến thức một cách toàn diện, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực tiễn, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, viết bài, viết báo đăng trên các tạp chí, có như vậy người giảng viên mới nâng cao được trình độ.

Tích cực học tập những người đi trước, học ở đồng chí, đồng đội về tác phong công tác, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nắm chắc nội dung vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình giảng dạy, biết định hướng cho học viên trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Tích cực tham gia tọa đàm, trao đổi thông tin, hội thảo các nội dung khoa học xã hội nhân văn, các binh chủng, ngành…, có như vậy trình độ của giảng viên mới được nâng lên một cách toàn diện.

Chủ động trong quá trình chuẩn bị bài giảng, huấn luyện ở thao trường phải có nghiên cứu kỹ, kết hợp nhiều tài liệu, các văn bản có liên quan tới nội dung đưa ra những vấn đề cốt lõi, bản chất nhất của một vấn đề khoa học để chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao; tích cực thục luyện nhiều lần, rút kinh nghiệm sau mỗi lần thục luyện, giảng thử để có phương pháp truyền thụ tốt nhất. Trong giảng dạy, huấn luyện phải nắm vững nguyên tắc “gắn lý luận với thực tiễn”, “lý thuyết với thực hành”…. Một vấn đề rất quan trọng đối với giảng viên ngoài những kiến thức cơ bản và nghiệp vụ sư phạm, phải luôn tâm huyết với nghề, có như vậy trong quá trình giảng dạy, huấn luyện mới đem hết khả năng, sức lực, trí tuệ của mình thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp “Trồng người”.

Giảng viên tích cực, chủ động nghiên cứu, chuẩn bị nội dung giảng dạy, huấn luyện.

Giảng viên thực hành giảng dạy trên giảng đường.

Ba là, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Giúp đỡ nhau trong công tác chuẩn bị: Giảng viên được phân công giảng dạy, cá nhân tự chuẩn bị nội dung bài giảng, bài tập một cách tích cực, chủ động, phát huy hết khả năng, tận dụng thời gian sẽ giúp cho giảng viên làm tốt công tác chuẩn bị. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt hơn, trong bộ môn có thể phân công những đồng chí có trình độ, nhiều kinh nghiệm, hoặc trực tiếp Chủ nhiệm bộ môn giúp đỡ, hướng dẫn giảng viên trong biên soạn bài giảng. Dự nghe giảng thử, thục luyện thông qua bộ môn, thông qua ở Khoa, để kịp thời bổ sung, định hướng về nội dung, phương pháp giúp cho giảng viên làm tốt hơn công tác chuẩn bị, tự tin hơn trên bục giảng. Giúp đỡ giảng viên chuẩn bị tỷ mỷ, chu đáo, thực hiện sai đâu sửa đấy, không làm thay.

Giúp đỡ nhau trong thực hành giảng dạy: Khi giảng viên giảng bài trên giảng đường, huấn luyện ở thao trường dự giờ, rút kinh nghiệm là một phương pháp tốt nhất, có thể sau mỗi tiết giảng, Chủ nhiệm bộ môn, cán bộ Khoa có thể rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh các tiết tiếp theo cho phù hợp, có thể sau buổi lên lớp và thông qua ngày phương pháp ở Khoa giúp cho giảng viên hiểu sâu sắc hơn về cách thức, phương pháp truyền đạt, kết hợp phương tiện dạy học để mỗi nội dung, bài giảng đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Rút kinh nghiệm để chỉ ra những vấn đề thiếu sót cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, biết khơi dậy và phát huy tính tích cực của giảng viên, động viên khích lệ kịp thời, giúp cho giảng viên vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, tạo cho họ có niềm tin, tâm huyết, yêu mến nghề dạy học.

Công tác bồi dưỡng giảng viên ở Khoa Quân sự địa phương, là nhiệm vụ quan trọng đây không phải chỉ là trách nhiệm của Lãnh đạo, Chỉ huy Khoa mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong tập thể Khoa để có một đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo trong công tác giảng dạy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tập thể Khoa có đủ niềm tin, vững bước đi lên, tất cả vì học viên thân yêu./.

T.V.T


Tác giả: KQSDP. Trần Văn Thành
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?