Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.837
Tháng 04 : 45.308
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sở chỉ huy tương lai

Các công nghệ đang tạo ra sự thay đổi mang tính cách mạng trong chỉ huy và kiểm soát (C2 - Command and Control), tạo bước ngoặt về phương thức tiến hành hoạt động này ở cấp chiến dịch. Đặc biệt, công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) đang làm thay đổi các chức năng chỉ huy, kiểm soát và ra quyết định.

Sở chỉ huy (command post) là nơi sĩ quan chỉ huy, đội ngũ nhân viên tham mưu tác nghiệp, xử lý thông tin và đưa ra các quyết định. Khi tốc độ của các phương tiện truyền tin, sự phong phú của dữ liệu, các khả năng lựa chọn, sự đa dạng của các chủ thể (actors) và khối lượng thông tin của quân nhà và đối phương tăng lên tạo ra những yêu cầu lớn hơn đối với đội ngũ nhân viên tham mưu, yêu cầu phải có trình độ chuyên môn giỏi để phân loại toàn bộ sự phức tạp này. Công nghệ đòn bẩy (leveraging technology) có ý nghĩa quan trọng trong xử lý dung lượng dữ liệu lớn hơn nhiều lần, đồng thời biến chúng thành những thông tin phân tích nâng cao, phục vụ cho việc ra quyết định.

Việc tăng cường quy mô đội ngũ nhân viên tham mưu sẽ làm sở chỉ huy trở nên cồng kềnh, gây ra những sai sót trong thông tin giữa các thành phần của đội ngũ nhân viên và sẽ trở thành mục tiêu có giá trị cao đối với đối phương. Như vậy, việc bảo vệ, bảo đảm khả năng sẵn sàng hoạt động của sở chỉ huy đã, đang và sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhiệm vụ này sẽ ngày càng khó khăn hơn, do các vũ khí và chiến thuật mới đang thu hẹp cả về chiến trường và thời gian phản ứng của các hệ thống phòng vệ trước những hành động của đối phương. Các vũ khí siêu thanh, vệ tinh được vũ trang hóa và vũ khí năng lượng định hướng sẽ là mối đe dọa hết sức nguy hiểm đối với các cơ sở có nhiệm vụ quan trọng bố trí trên mặt đất, đặc biệt là các sở chỉ huy tác chiến.

Do đó, các sở chỉ huy tương lai sẽ cần dựa vào mạng kết nối có khả năng sẵn sàng hoạt động cao, với đặc trưng nhiều nút và đường (kênh) thông tin liên lạc để kết nối giữa người hoặc tổ chức với nhau, bất kể là về vị trí hoặc vai trò của họ. Các sở chỉ huy sẽ luôn luôn cần được kết nối, giảm hành động của con người ở cấp chiến thuật để đảm bảo khả năng sẵn sàng làm việc của mạng kết nối hoặc các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, các mạng kết nối đòi hỏi quản lý các phương tiện truyền thông theo thời gian thực và đáp ứng với sự sụt giảm, sai hỏng, hành động tác chiến và đòi hỏi cần có trí tuệ nhân tạo (AI) để tiếp tục vận hành một cách hiệu quả.

Thiết kế những chỉ tiêu kỹ thuật của một sở chỉ huy chuyển đổi về mặt công nghệ cho năm 2035 thực sự là một vấn đề khó khăn thách thức nhưng có thể giải quyết được những vấn đề nêu trên. Những cấp độ tự động hóa khác nhau (kể cả việc dùng trí tuệ nhân tạo) sẽ làm tăng các kỹ năng của con người và cải thiện quy trình ra quyết định. Khả năng sẵn sàng và sử dụng của các xen-xơ sẽ tăng gấp bội, mang lại sự truy cập dữ liệu tùy ý và làm lu mờ hơn nữa ranh giới giữa các cấp tác chiến (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật). Những sự cải thiện này có thể làm cho sở chỉ huy tương lai trở thành mục tiêu ngày càng hấp dẫn. Kết quả là phân tán và dàn mỏng các sở chỉ huy và nhân lực của nó, sẽ có ý nghĩa quan trọng để duy trì hoạt động chỉ huy và kiểm soát hiệu quả. Khai thác công nghệ làm cho thông tin liên lạc, giao tiếp và ra quyết định thông suốt, liên tục, nhanh chóng, đây sẽ là yếu tố cơ bản đem lại cho cấp chiến dịch khả năng tác nghiệp thành công trên chiến trường.

Với các hoạt động tác chiến tương lai diễn ra ở môi trường đô thị và những khu vực mật độ dân cư cao, sĩ quan chỉ huy của các đơn vị cần tiếp cận các thiết bị xen-xơ tại chỗ, bao gồm không chỉ các máy quay (camera) mà cả các xen-xơ hoặc các nguồn cung cấp dữ liệu liên quan đến những hành động quan trọng khác ở trong hoặc xung quanh một thành phố. Những người chỉ huy tương lai sẽ cần sử dụng một tháp xen-xơ để cung cấp dữ liệu, gồm tất cả các dạng thông tin chưa xử lý (thô). Các lực lượng quân sự sẽ triển khai một số xen-xơ, trong khi các tổ chức công cộng hoặc tư nhân trong khu vực tác chiến, sở hữu những xen-xơ khác. Tất cả những xen-xơ này sẽ ghi lại các hoạt động kinh tế, giám sát cơ sở hạ tầng trọng yếu hoặc thời tiết; liên kết (involve) các mạng xã hội hoặc các bản vẽ cấu trúc và các hồ sơ công cộng (public records). Truy cập vào các xen-xơ phi chính phủ (nonorganic) sẽ đòi hỏi một cấu trúc C2 (chỉ huy và kiểm soát) mở rộng. Ngoài ra, sẽ cần có một thỏa thuận song phương hoặc những đồng thuận về kỹ thuật, trước khi xung đột nổ ra, cho phép hợp tác giữa chỉ huy quân sự và cơ quan sở hữu xen-xơ, như các tổ chức chính quyền và các bộ.

Kết hợp với trí tuệ nhân tạo, các phương tiện mang đa xen-xơ sẽ tối ưu hóa thông tin được đưa lên đám mây dữ liệu (data cloud). Khi đó, trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích và lựa chọn xử lý những thông tin sơ bộ khác nhau như: Nhận dạng giọng nói, khuôn mặt và hình dáng trong các băng ghi hình hoặc các bức ảnh,... Theo đó, để khai thác toàn bộ ưu thế này, các xen-xơ sẽ không chỉ chuyển mạch vào thời điểm thu thập thông tin trực tiếp liên quan đến mục đích của nhiệm vụ mà thay vào đó, chúng sẽ thu thập thông tin một cách liên tục.

Để hạn chế các mối đe dọa trong nội bộ, việc bố trí các xen-xơ trong một sở chỉ huy với mức độ giám sát tương tự, cũng nên được tính đến. Việc ghi lại tất cả những cuộc đàm thoại, sự di chuyển vật lý và phương tiện truyền tin trong nội bộ, sẽ có những hàm ý rộng (broad implications) đối với việc cải thiện quy trình, học máy và tinh chỉnh trí tuệ nhân tạo.

Thu thập dung lượng lớn thông tin như vậy có thể ẩn chứa một loạt những vấn đề riêng. Theo một thông báo của NATO, “dung lượng thông tin, yêu cầu tích hợp một số nguồn thông tin và tốc độ phản ứng, có thể dẫn đến sự quá tải thông tin và có thể dẫn đến sự mất (giảm) hiệu lực quyết định (decision paralysis)”. Tuy nhiên, sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo, dung lượng dữ liệu lớn (data lake), học sâu (deep learning) và phân tích nâng cao (advanced analytics) sẽ cho phép cảm nhận (sensemaking) và ra quyết định, với rủi ro bị mất hiệu lực giảm đi (reduced likehood of paralysis). Nhưng khi có dung lượng dữ liệu lớn, để có thể tạo ra những hiểu biết sâu (insights) trong những yêu cầu giải đáp (answer requests) về thông tin, thì cũng sẽ không đảm bảo rằng thông tin đó là cần thiết để tiến hành các hoạt động, được coi là đủ hoặc sẵn có (available). Câu hỏi đúng phải được hình thành, có thể được nâng lên theo như cách mà trí tuệ nhân tạo đang cải thiện những câu hỏi tìm kiếm trên Google.

Những bước tiến ở những thành phần khác trong giao diện chỉ huy con người - máy móc cũng sẽ cần thiết. Ví dụ, giao diện của người dùng có thể chứng kiến những cải tiến đáng kể, làm giảm bớt những rào cản mà những người chỉ huy gặp phải, khi tìm kiếm dữ liệu có liên quan. Thực tế ảo và khuếch đại sẽ giúp người chỉ huy thiết lập những mối quan hệ chỉ huy và kiểm soát với các chủ thể mới. Những khả năng này sẽ mang lại cho những người chỉ huy lợi ích theo những cách khác nhau. Ví dụ, tuy không cần đi xung quanh khu vực tác chiến nhưng người chỉ huy vẫn có khả năng ghé thăm nhanh chóng những địa điểm xa trên thực tế ảo. Công nghệ này sẽ tạo ra cơ hội cho các sở chỉ huy phân tán và trải rộng, hỗ trợ cho sự phục hồi nhanh hơn trong cấu trúc bảo đảm chỉ huy và kiểm soát sống còn này.

Ngoài những tiến bộ trong công nghệ thực tế ảo, những phát triển trong công nghệ trí tuệ nhân tạo rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến các quy trình ra quyết định trong tương lai. Trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích mục tiêu và đưa ra những khuyến cáo cho người chỉ huy. Khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên tốt hơn ở khâu ra quyết định cho những người chỉ huy trong một số hay thậm chí là hầu hết các tình huống. Khi con người bắt đầu tin tưởng vào quyết định của trí tuệ nhân tạo thông qua kinh nghiệm và tính năng tích cực, thì trí tuệ nhân tạo sẽ được giao nhiều trách nhiệm hơn, thậm chí có thể thay thế vị trí của những thành viên tham mưu đang đảm nhiệm hiện nay. Để làm được điều này, các nhà hoạch định cần nhận biết các ngưỡng để xác định thời gian, số lượng và chủng loại quyết định, để chuyển giao cho máy móc. Những ngưỡng này chủ yếu phụ thuộc vào tác động tiềm tàng của quyết định trong mỗi tình huống.

Ví dụ, ở các sở chỉ huy cấp chiến dịch, động lực chính là độ dài thời gian của kế hoạch hoạt động. Những kế hoạch dài hạn được hình thành cho các hoạt động sẽ diễn ra trong vòng hơn 10 ngày, trong khi các chiến lược trung hạn liên quan đến những hành động diễn ra trong khoảng từ 3 ngày đến 10 ngày và các hoạt động ngắn hạn diễn ra trong vòng 3 ngày. Quy trình bao quát toàn bộ nhằm xác định sự thay đổi từ kế hoạch ban đầu là quy trình đánh giá hoạt động, cung cấp cho người chỉ huy những khuyến nghị cần thiết để đưa kế hoạch trở lại quy trình hoặc đảm bảo kế hoạch vẫn được triển khai đúng hướng.

Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ quy trình đánh giá hoạt động này bằng cách cung cấp sự nhận biết tình huống chính xác. Nó sẽ giúp đội ngũ tham mưu phân tích xu hướng, dự đoán những khả năng và phát triển tình thế; từ đó, khuyến nghị những hành động tác chiến đạt hiệu quả nhất, thậm chí dự đoán những hành động mà đội ngũ tham mưu không nhận biết được hoặc không điều chỉnh.

Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực truyền thông và mạng kết nối đang ngày càng diễn ra nhanh chóng. Thị trường dân sự đang phát triển những khả năng tiên tiến nhất ở tốc độ ngày càng nhanh hơn, các chính phủ và quân đội sẽ phải cân nhắc để cân đối những chính sách mua sắm nhằm khai thác lợi thế của những thay đổi công nghệ. Sự thích ứng công nghệ tiến bộ hơn sẽ tăng cường tính cơ động và sự phân tán của các sở chỉ huy ở cấp chiến dịch và chiến thuật, đó là yếu tố quan trọng để triển khai các khả năng và đạt được những ảnh hưởng tác chiến mong muốn./.


Tác giả: PTT. Nguyễn Tùng Lâm
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?