Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 955
Tháng 03 : 43.097
Tháng trước : 35.349
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thời đại trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội hãy cảnh giác với “gián điệp” ẩn náu ngay bên cạnh

Khi tiến bộ kỹ thuật được sử dụng vào mục đích quân sự thì những tiến bộ kỹ thuật đó lập tức sẽ dẫn đến những thay đổi, thậm chí trở thành cuộc cách mạng về phương thức tác chiến. Cùng với tình báo chiến trường, việc ứng dụng các thiết bị trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội ngày càng thể hiện được giá trị to lớn, được các nước ngày càng coi trọng và sẽ trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thắng lợi hay thất bại của cuộc chiến tranh.

Khi người ta quá đam mê với sản phẩm trí tuệ nhân tạo, bất chấp lời cảnh báo của chuyên gia an ninh, thì điều này đã thực sự xảy ra. Sau khi Strava (một trong những nền tảng ứng dụng được dùng để theo dõi, phân tích thành tích tập luyện được ưu chuộng trong cộng đồng chạy bộ-xe đạp-bơi lội trên toàn thế giới) công bố “Bản đồ nhiệt toàn cầu”, người sáng lập Viện Nghiên cứu phân tích xung đột của Mỹ Nathan Ruser đã thông qua phân tích quỹ đạo vận động trong khu vực nhất định để tìm ra được những căn cứ của Mỹ ở Syria, Iraq và Afghanistan, có những căn cứ chưa từng được công bố ra bên ngoài.

Trước đó, những thông tin do cá nhân tiết lộ thông qua thiết bị trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, thậm chí khi có vụ đánh cắp thông tin xảy ra, đã thu hút sự quan tâm sát sao của giới tình báo, những thông tin kiểu như vậy đã dần dần trở thành chiến trường tình báo quan trọng. Những điều đó lại không được quân đội các nước quan tâm đầy đủ, cho rằng chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực dân sự, không liên quan nhiều đến quân đội nhưng vụ việc lần này được Strava tiết lộ đã rung hồi chuông cảnh tỉnh cho an ninh quân đội.

Tiết lộ của Strava nghiêm trọng đến mức nào

Trong sự kiện tiết lộ bí mật của Strava, phát hiện của Nathan Ruser chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Một số nhà phân tích dữ liệu, chuyên gia quân sự đã đổ xô mô phỏng theo, tìm kiếm trên “Bản đồ nhiệt toàn cầu” những dữ liệu khu vực mà họ quan tâm. Họ đã lần lượt phát hiện đường đi của binh sỹ Hải quân đánh bộ Mỹ được điều động đến tỉnh Helmand của Afghanistan, căn cứ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Mogadishu (Somalia), thậm chí có người đã định vị thành công được trận địa tên lửa Patriot tại Yemen.

Khác với phương thức lấy tin tức tình báo trước đây, những thông tin lấy được từ phần mềm Strava lần này không hề sử dụng biện pháp che giấu bí mật nào. Strava là một phần mềm ứng dụng tích hợp chức năng bảo vệ sức khỏe và giao tiếp xã hội, người sử dụng có thể thông qua mạng đưa những thông tin như thời gian vận động, thành tích, lộ trình của mình truyền tới dịch vụ ứng dụng, cùng chia sẻ với người khác. Những gì Strava tìm ra lần này không chỉ của Mỹ, mà nhiều căn cứ quân sự của quân đội các nước và khu vực khác cũng đều bị bộc lộ. Căn cứ quân sự chủ chốt nhất của Nga tại Syria ở vùng biên giới Khmeimim cũng có thể nhìn thấy rõ ràng trên “Bản đồ nhiệt toàn cầu”, những căn cứ khác cũng lần lượt bộc lộ. Trung tâm chỉ huy tên lửa khá bí mật của Quân đội Đài Loan cũng bị phát hiện.

Từ quỹ tích của bản đồ nhiệt, người ta có thể nhìn thấy không chỉ là vị trí của căn cứ, mà vị trí của nhân viên trong căn cứ cũng nhìn thấy rất rõ ràng, những chuyên gia có thể từ đó nghiên cứu ra phương thức vận hành của những căn cứ quân sự đó. “Bản đồ nhiệt toàn cầu” đã làm rõ khu vực vận động, đồng thời cũng “làm rõ” luôn căn cứ quân sự của các nước, cung cấp mục tiêu rõ ràng cho đối thủ và các phần tử khủng bố.

Nếu những điều trên đây chưa để người ta nhận thức đầy đủ được về vai trò của thiết bị trí tuệ nhân tạo, mối nguy hại của mạng xã hội đối với an ninh quân đội thì bài học của Thổ Nhĩ Kỳ rất đáng để chúng ta phải cảnh giác. Theo Đài truyền hình “Nước Nga ngày nay”, ngày 21/01/2018, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu hành động quân sự mang tên “Cành ô liu”, tiến công khu vực Afrin, nơi đóng quân của “Lực lượng bảo vệ nhân dân” (lực lượng vũ trang người Kurd ở phía Bắc Syria). Sau đó trên mạng xã hội Instagram, có rất nhiều thông tin cá nhân của binh sĩ tiết lộ bản thân họ đã tham gia vào hành động “Cành ô liu”. Thông qua theo dõi địa chỉ được phát đi của trang mạng xã hội, ít ngày sau, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thương vong nặng nề nhất tại Afrin, trả giá rất đắt cho việc tiết lộ thông tin cá nhân.

Cảnh giác các thiết bị có thể tiết lộ bí mật ngay bên cạnh chúng ta

Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình trí tuệ nhân tạo, thông qua mạng trí tuệ nhân tạo để thu thập thông tin của các thuê bao, từ lâu đã không còn là điều mới. Trong làn sóng liên kết mạng rầm rộ, các loại phần mềm trí tuệ nhân tạo đã thâm nhập vào mọi mặt đời sống xã hội. Những cảnh tượng thể hiện trong bộ phim “The Truman Show” (một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ năm 1998 kể về cuộc đời một thanh niên ban đầu không biết về một chương trình truyền hình được phát sóng trực tiếp theo thời gian để hàng tỷ người trên thế giới cùng xem) cũng đã dần dần trở thành hiện thực.

Trước khi lắp đặt một số APP (Application là các chương trình ứng dụng được viết ra để chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như Wed, máy tính, điện thoại,…) cho người tiêu dùng, trong tình huống chưa thông báo về những quyền hạn và mục đích thu thập, những quyền hạn thu thập như tình huống “theo dõi ghi âm điện thoại, định vị; đọc và lấy tin tức hình ảnh; đọc và thu thập thông tin về người có mối liên hệ; sửa đổi trình duyệt hệ thống,…” từ lâu đã trở nên quen thuộc. Đầu năm 2018, có kẻ đã sử dụng camera tự động ghi hình trộm khách trọ tại một khách sạn đã bị báo chí phanh phui và cũng đã xuất hiện các đoạn ghi âm bằng điện thoại thông minh, ghi trộm những cuộc đối thoại của thuê bao càng khiến cho người ta phải sửng sốt,...

Một mặt là yêu cầu quyền hạn quá mức, mặt khác là khả năng bảo đảm an toàn thông tin còn rất bất cập. Hiện nay thiết bị trí tuệ nhân tạo phát triển vô cùng nhanh chóng, các doanh nghiệp lớn tới tấp tham gia vào thị trường, đủ loại thiết bị trí tuệ nhân tạo chất lượng cao được đưa ra thị trường. Nhiều doanh nghiệp thu thập thông tin của thuê bao nhưng lại thiếu khả năng công nghệ tương ứng để bảo vệ những thông tin đó, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tin tặc tấn công. Hiện nay, phương tiện tìm kiếm Google được sử dụng rộng rãi, luôn là mục tiêu trọng điểm tấn công của tin tặc, có những phương tiện cứ 30 giây lại bị tin tặc tấn công một lần.

Đồng thời, trong cuộc sống hàng ngày cũng có rất nhiều người lại không chú ý bảo vệ thông tin riêng tư của họ, tạo điều kiện thuận lợi để các hãng cung cấp phần mềm khai thác. Đã có một mạng thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc đưa ra “Bản khai tài khoản hàng năm” với lời lẽ hấp dẫn được rất nhiều người truy cập, nhiều cư dân mạng đã tự mình khai ra hết các tài khoản của họ, mãi đến khi có luật sư chỉ rõ phần mềm đó tồn tại “lỗ hổng ủy quyền”, mọi người mới vỡ lẽ quyền lợi và thông tin riêng tư của họ bị xâm phạm. Những điều này cho thấy tình trạng khó khăn về bảo đảm an toàn thông tin hiện nay.

Các nước rất chú trọng tới lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội

Theo tư liệu công khai, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Phòng 5 Tình báo quân đội Anh đã hợp tác phát triển công cụ mang tên “Thiên thần nhỏ lệ” (Tears Of Angel). Công cụ này có thể điều khiển từ xa camera trí tuệ nhân tạo, biến công cụ ghi hình này thành công cụ ghi lén bí mật, ghi lại những cuộc nói chuyện mà người trong căn phòng không hề hay biết gì. Công cụ này cũng có thể xâm nhập vào hệ thống điều khiển điện tử của xe tải, xe con,… Đồng thời, việc phân tích dữ liệu lớn (big data) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. “Bản đồ nhiệt toàn cầu” được công bố của Strava đã giúp phát hiện căn cứ quân sự của các nước chính là sự vận dụng hoàn hảo dữ liệu lớn. Thực ra, tác chiến mạng của Quân đội Mỹ cũng như những nhân viên chuyên ngành an ninh và tình báo thường xuyên ẩn náu trong các mạng xã hội, từ đó thu thập thông tin tình báo. Hệ thống nghe trộm toàn cầu “Echelon” của CIA với siêu máy tính chuyên xử lý dòng chảy dữ liệu trên mạng, công việc thu thập tình báo của họ được tự động hóa cao độ, có thể kiểm soát dòng dữ liệu toàn cầu theo từ khoá. Hễ gặp thông tin phù hợp với từ khóa đưa ra đều tự động ghi lại và nhận biết.

Hơn 100 năm trước, Ăng-ghen đã từng thức tỉnh chúng ta: “Mỗi khi tiến bộ kỹ thuật được sử dụng vào mục đích quân sự, nó sẽ lập tức ràng buộc và thường chống lại ý chí của sĩ quan chỉ huy, đồng thời dẫn đến sự thay đổi phương thức tác chiến, thậm chí là dẫn đến những sự thay đổi mang tính cách mạng”. Đúng như lời của Ăng-ghen, khi những thiết bị trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội ngày càng thể hiện giá trị trên chiến trường tình báo, thì vấn đề an toàn thông tin ngày càng được các nước coi trọng, chắc chắn sẽ làm thay đổi sâu sắc cuộc chiến tình báo trong tương lai, từ đó trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của chiến tranh.

Sử dụng biện pháp tổng hợp để xây dựng “bức tường lửa” bảo mật an ninh

Thiết bị trí tuệ nhân tạo và các loại điện thoại di động sử dụng các APP là “con dao hai lưỡi” khi đem đến cho sĩ quan, binh sĩ sự tiện lợi thì cũng đồng thời ẩn chứa rủi ro tiết lộ bí mật. Trước làn sóng trí tuệ nhân tạo lan tràn, nhất định phải chú ý tới rủi ro tiềm ẩn, xây dựng “bức tường lửa” an toàn vững chắc.

Trước những biện pháp kỹ thuật mới vô cùng phức tạp, cách giải quyết tốt nhất là dựa vào kỹ thuật tiên tiến để hóa giải nguy cơ. Có nguồn tin cho biết, một loại kỹ thuật gọi là Blockchain đang được các bên liên quan đặc biệt quan tâm. Blockchain giống như một kho dữ liệu, ghi chép mọi giao dịch. Việc ghi chép mọi giao dịch được lưu giữ hoàn chỉnh khiến bất cứ ai cũng đều không thể giả mạo trong đó. Nói một cách đơn giản, thì Blockchain chính là một “cỗ máy tạo niềm tin”, một hộp bảo hiểm an toàn đáng tin cậy. Đặc tính an toàn, tiện lợi đó sẽ phát huy tác dụng to lớn trong an toàn thông tin quân sự. Lấy ví dụ như đầu camera thông minh ghi lén chuyện riêng tư, nếu sử dụng kỹ thuật Blockchain có thể giúp cho thuê bao có thể phát hiện ra các đầu camerra này, cũng như khiến cho các điểm nút trên mạng trở nên an toàn, tiện lợi, bảo vệ chuyện riêng tư của thuê bao.

Cùng với sự thay đổi và phát triển của công nghệ phần mềm, việc tự động hóa lõi phần cứng cũng hết sức quan trọng. Trong “Chiến dịch Orchard” năm 2007, Không quân Israel đã bí mật bất ngờ đột phá hệ thống phòng không của Syria, oanh tạc chính xác khu vực trung tâm nằm sâu trong nội địa Syria, và vị “công thần” đảm bảo cho Quân đội Israel an toàn trở về lại chính là nhà sản xuất con chip đã đưa vào “công tắc” điều khiển từ xa bộ xử lý ra đa quân sự của Syria, làm cho ra đa phòng không của Syria tạm thời ngừng hoạt động khi Quân đội Israel tiến công. Sự kiện đó một lần nữa cảnh tỉnh chúng ta “không bao giờ được lơ là mất cảnh giác trước công nghệ cốt lõi liên quan tới việc chế tạo các con chip điện tử hiện nay”.

Ngoài phát triển công nghệ càng cần phải hoàn thiện quy chế. Trước hết phải nâng cao ý thức phòng ngừa và bảo mật an toàn thông tin cá nhân, chặn đứng kênh tiết lộ bí mật ngay từ đầu nguồn, là phòng tuyến đầu tiên bảo vệ an ninh quân sự. Tục ngữ có câu “ruồi không bâu quả trứng kín”, nếu đã bị các lực lượng tình báo mạng của đối phương theo dõi trên mạng thì việc bị họ đột nhập kỹ thuật chỉ còn là vấn đề thời gian. Hai là phải có quy định quản lý chặt chẽ sử dụng phương tiện thông tin qua mạng của cá nhân, xác định rõ các loại phương tiện cần được đăng ký cấp phép, phạm vi đối tượng, điều kiện sử dụng, yêu cầu về kỷ luật, để sĩ quan, binh sĩ luôn đề cao cảnh giác từ ý thức, lời nói và hành động. Ví dụ, nghiêm cấm đem điện thoại thông minh vào khu vực cần đảm bảo bí mật, nghiêm cấm ghi chép những thông tin nhạy cảm trong dữ liệu thông tin về chức vụ nhân viên, phiên hiệu đơn vị, nhất là không được đưa những thông tin nhạy cảm liên quan đến quân sự lưu trữ trong nhật ký trên mạng, nghiêm cấm sử dụng các phần mềm chức năng như định vị chính xác, tìm kiếm nhanh, tự động tìm bạn,… bằng sử dụng GPS, Wechat, QQ, Momo, dẫn đường ./.


Tác giả: PTT. Nguyễn Tùng Lâm
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 7 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?