Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.977
Tháng 04 : 66.160
Tháng trước : 72.315
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển

Trước diễn biến và yêu cầu của tình hình cách mạng ở miền Nam, để kịp thời chi viện cho chiến trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc cách mạng; sau khi nghiên cứu, thử nghiệm, rút kinh nghiệm và chuẩn bị về mọi mặt, ngày 23/10/1961 Bộ Tổng Tư lệnh ra quyết định thành lập Đoàn Vận tải quân sự 759 (đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay), mở tuyến đường vận tải chiến lược - Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, táo bạo, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, trở thành "con đường huyền thoại", kỳ tích của thế kỷ XX; trở thành biểu tượng sáng ngời của tinh thần cách mạng kiên cường, truyền thống anh hùng, sáng tạo và tình đoàn kết quốc tế chống kẻ thù chung của nhân dân 3 nước Đông Dương; nối hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), sáng ngày 19 tháng 10 năm 2021, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc". Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 26 điểm cầu, Học viện Lục quân rất vinh dự là một trong những điểm cầu đó. Chủ trì điểm cầu tại Học viện Lục quân, đồng chí Trung tướng, PGS.TS Hoàng Văn Minh, Giám đốc Học viện. Tham dự Hội thảo có đồng chí Bùi Thắng - Uỷ viên Ban Thường vụ - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo tỉnh Lâm đồng; các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện; đại biểu chỉ huy các phòng, khoa, hệ quản lý học viên; đại biểu chỉ huy Ban Khảo thí, Ban Tuyên huấn/Phòng Chính trị. 

Điểm cầu Học viện Lục quân

Tại Hội thảo, với tinh thần khách quan, khoa học, đổi mới, sáng tạo, các nhà khoa học đã tập trung làm sâu sắc hơn, sáng tỏ hơn một số vấn đề sau:

Một là, phân tích làm rõ bối cảnh tình hình, diễn biến của cách mạng nước ta nói chung, cách mạng miền Nam nói riêng từ sau khi Hiệp định Giơnevơ; âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn hòng phá hoại Hiệp định, chia cắt lâu dài hai miền Nam - Bắc Việt Nam; chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chuyển hướng đấu tranh, đưa cách mạng miền Nam vượt qua khó khăn, tổn thất, phát triển lên một tầm cao mới.

Hai là, làm sâu sắc hơn về tầm nhìn chiến lược, chủ trương đúng đắn và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương; sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành nhạy bén, sáng tạo của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân trong việc mở Đường Hồ Chí Minh trên biển. Phân tích làm rõ quyết tâm, quá trình chuẩn bị, tổ chức lực lượng, phương tiện chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân, tạo thế và lực cho cách mạng miền Nam.

Ba là, tái hiện cuộc chiến đấu ngoan cường, anh dũng, tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ trên các con “Tàu không số”; tôn vinh những chiến công, những tấm gương lao động, chiến đấu, hy sinh oanh liệt của tập thể, cá nhân; tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và những đóng góp to lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển đối với nhiệm vụ chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Bốn là, phân tích làm rõ nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệ thuật quân sự Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng; những thành công của công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng bản lĩnh chính trị, tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ ác liệt, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số”. Đồng thời, đi sâu phân tích làm rõ vai trò, đóng góp to lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương tham gia nhiệm vụ vận chuyển, tiếp nhận hàng hóa và chiến đấu bảo vệ Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Năm là, phân tích làm rõ nguyên nhân thắng lợi, đúc rút những kinh nghiệm và bài học lịch sử, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay nói riêng; những vấn đề mới về quân sự, quốc phòng - an ninh trong Chiến lược Biển Việt Nam.

Các tham luận tại Hội thảo đã cung cấp nhiều luận điểm, luận cứ mới, tập trung phân tích, làm sâu sắc hơn, cụ thể hơn về ý chí và sức sáng tạo của con người Việt Nam trong quá trình xây dựng và tổ chức thành công tuyến vận tải chi viện chiến lược trên biển, góp phần quan trọng vào thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX.

Sau hơn 3 giờ làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội thảo khoa học: Đường Hồ Chí Minh trên biển - Kỳ tích lịch sử và bài học đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc đã hoàn thành tốt đẹp nội dung, chương trình, kế hoạch xác định, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Thành công của Hội thảo không chỉ khẳng định giá trị lịch sử to lớn của Đường Hồ Chí Minh trên biển đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, mà thông qua đó, nêu lên những bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.

N.V.P


Tác giả: PKHQS. Nguyễn Văn Phương
Nguồn:Học viện Lục quân Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?